Đặt máy sấy quần áo ở vị trí thích hợp
Vị trí đặt máy không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian giặt giũ nhà bạn, mà còn góp phần tăng tuổi thọ cho thiết bị, lẫn sự an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, bạn hãy chọn những không gian thông thoáng, hạn chế bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để đặt máy sấy quần áo.
Ngoài ra, máy sấy cũng không nên được đặt tại các vị trí ẩm ướt thường xuyên, hay bề mặt gồ ghề và rung lắc mạnh nhằm hạn chế những tác đ ộng không mong muốn trong suốt quá trình sử dụng. Hơn hết, bạn nên tham khảo một số loại kệ và gác máy cách một khoảng so với mặt đất để tránh xảy ra ma sát giữa máy và mặt sàn.
Sử dụng máy sấy quần áo chỉ ⅔ công suất cho phép
Mỗi loại máy sấy đều có mức công suất nhất định để người dùng cho vào máy khối lượng quần áo phù hợp. Việc sấy quần áo nhiều hay ít cũng ảnh hưởng phần nào đến tuổi thọ của máy. Khi cho quá nhiều trang phục vào máy sấy quần áo không chỉ gây tốn điện năng, thiết bị còn có thể rơi vào tình trạng quá tải. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, máy sẽ dễ bị yếu và hỏng hóc.
Do đó, để bảo quản máy sấy quần áo kéo dài tuổi thọ đến hàng chục năm, bạn chỉ nên sấy lượng quần áo bằng ⅔ lồng máy. Bên cạnh đó, việc sấy quần áo cũng cần đảm bảo một số điều như:
Phân loại quần áo để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.
Kiểm tra các túi áo, túi quần.
Quần áo cần được giặt sạch và vắt khô trước khi cho vào máy sấy.
Chọn chế độ và nhiệt độ sấy phù hợp
Chọn chế độ và nhiệt độ phù hợp khi sử dụng máy sấy quần áo cũng là một trong những phương pháp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị này. Tuỳ từng loại chất liệu vải khác nhau mà cách chọn nhiệt độ sấy cũng thay đổi. Sau đây là một số lưu ý cho những loại vải phổ biến:
Đối với đồ da, bạn có thể s ấy bằng máy nhưng chú ý rằng, bạn chỉ nên sấy với chế độ mát. Bởi nhiệt độ quá cao sẽ khiến đồ da bị hỏng.
Riêng quần áo từ vải pha nilon, nhiệt độ cao sẽ khiến chúng bị co rút. Do đó, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ vừa nhằm giúp sợi vải được bảo quản tốt và khô ráo.
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Ngoài ra, trên nhãn mác của áo quần, nhà sản xuất đều đã để các ký hiệu lưu ý về chế độ sấy hay giặt quần áo. Do đó, trước khi cho quần áo vào máy sấy, bạn đừng quên xem kỹ các ký hiệu giặt là nhé!
Vệ sinh máy định kỳ
Bạn có biết, tất cả các thiết bị máy móc đều cần được vệ sinh định kỳ để kéo dài tuổi thọ đến hàng chục năm? Máy sấy quần áo không là ngoại lệ! Việc vệ sinh máy sấy quần áo góp phần bảo quản máy tốt hơn khỏi các hỏng hóc về mặt kỹ thuật.

Chưa kể, sau mỗi lần sấy khô quần áo, sơ vải, tóc hay những vật dễ bị vướng lại trong lồng sấy sẽ khiến máy bị bẩn. Đồng thời hiệu năng hoạt động của máy từ đó cũng bị giảm sút. Vì vậy, bạn nên vệ sinh máy định kỳ, khoảng 2-3 tháng/lần nếu sử dụng thường xuyên hoặc 3-4 tháng/lần nếu tần suất sử dụng thấp để đảm bảo máy luôn sạch sẽ, hoạt động tốt.
Vừa rồi là 4 cách bảo quản máy sấy quần áo để tuổi thọ của máy kéo dài đến hàng chục năm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn, và đừng quên theo dõi Cleanipedia thường xuyên để “bỏ túi” thêm nhiều mẹo chăm sóc nhà cửa hiệu quả nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.