Nguyên nhân khiến áo ám mùi ẩm mốc trong quá trình giặt phơi
Thời điểm giặt và phơi đồ chưa phù hợp
Không ít người có thói quen giặt đồ vào ban đêm, vì cho rằng đây là thời điểm lý tưởng. Thực chất vào buổi tối, độ ẩm không khí thường ở mức cao hoặc thậm chí có sương, từ đó khiến cho quần áo dù phơi lâu cũng không thể khô được. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi có cơ hội sinh sôi và làm cho trang phục dễ bị ám mùi ẩm mốc.
Chọn chế độ chưa phù hợp
Đôi lúc việc chọn chế độ giặt chưa phù hợp có thể làm cho quần áo lâu khô hơn bình thường, do sợi vải vẫn còn đọng nước ở bên trong. Chưa kể, nếu chọn sai chế độ, quần áo có thể bị hư hỏng hoặc không thể làm sạch hoàn toàn, gây mất thẩm mỹ và để lại mùi hôi khó chịu.
>> Xem thêm: Cách Giặt Đồ Bằng Máy Giặt Sạch Thơm, Bền Màu
Vị trí phơi quần áo không phù hợp
Vào mùa mưa, nhiều người thường hạn chế phơi quần áo ngoài sân, ban công mà chuyển sang khu vực kín hơn chẳng hạn như trong nhà. Tuy nhiên, phơi khô quần áo trong nhà t ại các khu vực không có ánh sáng hay cửa sổ chỉ góp phần làm tăng độ ẩm trong không khí, từ đó dễ sinh ra mùi ẩm mốc cho trang phục.

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết rằng nếu thường xuyên phơi trang phục gần những khu vực ẩm ướt trong căn hộ, thay vì vị trí thoáng khí có thể gây nên ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là những người có tiền sử bệnh dị ứng hoặc bệnh hen suyễn…
Không phơi đồ cách xa nhau
Bạn thường có thói quen treo tất cả quần áo lên sào phơi đồ và để cho trang phục tự khô? Nếu như vậy thì cần thay đổi ngay bởi quần áo treo sát nhau vừa lâu khô, vừa còn dễ sinh ra mùi ẩm mốc do độ ẩm cao và không thoát hơi tốt.
>> Xem thêm: Bí quyết phơi quần áo không bị hôi vào mùa mưa ẩm
Không phân loại quần áo khi phơi
Tương tự như khi giặt giũ, quần áo luôn cần được phân loại khi phơi để không những nhanh khô, mà còn giữ được độ bền. Nếu không phân loại và sử dụng móc kẹp sao cho phù hợp, trang phục của bạn không những dễ bị mất phom mà còn có thể bị loang màu nữa đấy!
>> Xem thêm: Mẹo giặt đồ cần nhớ: Phân loại quần áo khi giặt
Cách làm quần áo nhanh khô và ngăn ám mùi ẩm mốc
Giặt đồ vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm thích hợp để giặt và phơi đồ. Vào thời điểm này, quần áo sẽ khô nhanh hơn cũng như hạn chế tối đa mùi ẩm mốc trên trang phục. Chưa kể, ánh nắng mặt trời và gió sẽ giúp hơi ẩm thoát ra nhanh chóng, đồng thời giữ sợi vải được bền đẹp theo thời gian.
Dùng chế độ vắt cực khô
Sử dụng chế độ vắt cực khô khi giặt quần áo sẽ giúp trang phục nhanh khô hơn so với chế độ giặt tiêu chuẩn và thời gian để phơi cũng không cần kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn không nên lạm dụng tính năng này do có thể ảnh hưởng đến sợi vải cũng như làm cho quần áo dễ bị nhăn hơn bình thường, khiến chị em tốn thêm nhiều thời gian ủi đồ.

Không phơi quần áo ở nơi ẩm ướt
Bên cạnh thời điểm thì vị trí để phơi quần áo mau khô cũng cần được chú ý. Bạn không nên để sào quần áo gần khu vực nhà bếp bởi sẽ bị ám mùi thức ăn lên vải. Bên cạnh đó, khu vực chọn phơi trang phục cũng hạn chế chọn chỗ phơi gần những nơi ẩm ướt chẳng hạn như nhà vệ sinh, bồn cá… bởi sợi vải dễ phát sinh mùi ẩm mốc, thậm chí là tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
>>> Xem thêm: 5 Thói quen phơi quần áo sai lầm vào mùa hè
Phơi quần áo cách xa nhau
Để trang phục nhanh khô hơn, Cleanipedia gợi ý bạn nên phơi quần áo cách xa nhau (ít nhất 5cm giữa mỗi móc phơi) hoặc phơi theo từng đợt. Biện pháp này sẽ giúp cho phần nước còn đọng lại trong trang phục dễ dàng bốc hơi nhanh hơn và giúp giữ gìn độ bền của sợi vải. Bạn có thể sử dụng giàn phơi hoặc dây treo để vừa phơi được nhiều, vừa tạo khoảng cách phơi phù hợp.
Phơi theo từng loại trang phục
Mỗi loại trang phục sẽ có cách phơi khác nhau, bạn sẽ cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng loại vải nhằm giúp trang phục nhanh khô hơn, cụ thể như sau:
Quần: Bạn hãy phơi ngược bằng cách kẹp ống quần lên dây phơi, phần lưng quần sẽ hướng xuống dưới. Bằng cách này, nước còn đọng lại trong sợi vải sẽ dễ dàng chảy ra, quần cũng ít bị giãn.
Áo sơ mi: Bạn có thể phơi áo sơ mi bằng móc áo để vừa khô nhanh, vừa hạn chế tình trạng nhàu nhĩ.
Áo phông: Hãy treo áo thun ngang thanh móc, tránh treo thẳng bởi sẽ phần cổ áo bị giãn.
Vớ: Hãy treo vớ thành từng đôi, gập phần đầu ngón chân rồi kẹp lên dây và để cổ vở hướng xuống đất
Đồ lót: VớiÁo lót nên được treo ngược trên dây với phần dây áo hướng xuống dưới. Nếu treo áo thẳng sẽ khiến dây áo nhanh giãn.
Sử dụng máy sấy quần áo
Sử dụng máy sấy là cách làm quần áo nhanh khô tối ưu cũng như hiệu quả nhất vào những ngày thời tiết mưa dai dẳng. Sau khi thực hiện xong chu trình giặt, bạn chỉ cần tiến hành bỏ trang phục vào máy sấy, đợi một lúc và quần áo đã sẵn sàng để có thể “diện” được ngay.
Chưa kể, sử dụng máy sấy còn hỗ trợ giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây hại, nấm mốc gây mùi khó chịu trên áo quần. Bạn sẽ chẳng còn phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà trang phục vẫn luôn ở trạng thái thơm tho sạch sẽ.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy với đa dạng chức năng, dễ dàng đáp ứng bất cứ nhu cầu chuyên biệt trong chăm sóc quần áo mà bạn cần. Ngoài ra, để tăng cường hương thơm tự nhiên cho bề mặt sợi vải hoặc hạn chế nếp nhăn, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm giấy thơm quần áo khi tiến hành công đoạn sấy khô nhé.
Mong rằng những thông tin mà Cleanipedia cung cấp đã giúp bạn bỏ túi được các mẹo giúp làm quần áo nhanh khô. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi Cleanipedia để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về các mẹo chăm sóc gia đình và nhà cửa.
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.