Unilever logo
Unilever Việt Nam

Mọi người đều mắc 4 lỗi bảo quản chăn bông này ngay tại nhà

Khi cái lạnh mùa đông ngày càng tới gần thì chăn bông sau bao nhiêu ngày được cất kỹ, nay đã có dịp dùng đến. Tuy nhiên sẽ thật bất tiện nếu bạn phát hiện chăn có dấu hiệu ẩm mốc, ố vàng… Vì sao lại có hiện tượng này? Các vấn đề xuất hiện trên chăn bông có thể đến từ nguyên nhân bạn chăm sóc và bảo quản không đúng cách. Làm sao để tránh những nguy cơ này, hãy học từ những sai lầm sau đây nhé!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Bảo quản chăn bông

Các lỗi thường gặp khi bảo quản chăn bông tại nhà

Khi bảo quản chăn bông tại nhà, mọi người thường mắc một số lỗi sau:

Không thường xuyên vệ sinh

Mỗi người dùng 7-8 tiếng mỗi ngày trên giường ngủ. Trong quá trình đó, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nặng mùi lẫn da chết. Chúng bám trực tiếp lên chiếc chăn bông mà bạn dùng hàng ngày. Nếu không thường xuyên giặt giũ, chăn sẽ mang rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Điều đó đe dọa sức khỏe của bạn và cả gia đình.

Cách Giặt Chăn Bằng Máy Giặt Cực Sạch Và Hiệu Quả Nhất

Cất chăn bông trong tủ quá lâu

Một lỗi nữa mà nhiều người thường mắc phải khi bảo quản chăn bông chính là cất trong tủ quá lâu. Mặc dù bạn đã giặt chăn sạch sẽ rồi mới cất vào tủ, nhưng nếu để chăn quá lâu trong tủ rất dễ gây nên ẩm mốc. Môi trường trong tủ không thông thoáng như bạn nghĩ. Vì vậy dù bạn đã giặt chăn bông sạch nhưng nếu để chăn quá lâu trong tủ mà không đem ra phơi, chăn bông rất dễ mốc và có mùi hôi khó chịu.

cách khử mùi hôi của gối, chăn bông mùa mưa

Phơi chăn chưa khô đã cất

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Một lỗi nữa mà bạn có thể mắc phải khi bảo quản chăn bông chính là phơi chăn chưa khô đã thu lại cất giữ. Chăn bông thường dày và khó phơi khô. Đặc biệt vào những ngày trời nồm ẩm, độ ẩm không khí cao rất khó phơi khô chăn. Tốt nhất vào những ngày không nắng, bạn nên sấy chăn bông trước khi phơi để nhanh khô hơn.

vệ sinh chăn gối

Không dùng nước xả vải làm chăn có mùi

Chăn bông thường được dùng nhiều trong mùa đông. Vì vậy, những ngày thời tiết nóng bức bạn thường cất chăn trong tủ. Tuy nhiên một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải: chỉ giặt chăn bằng xà phòng thông thường. Việc này khiến chăn ủ lâu trong tủ dễ sinh nấm mốc và mùi khó chịu. Nước xả vải không chỉ giúp làm thơm sợi vải, đồng thời còn giúp chăn bông mềm hơn. Sau thời gian dài lấy chăn ra, chỉ cần phơi chăn cho thoáng là dùng được, không cần phải giặt lại. 

Nước giặt sinh học giặt sạch, lưu hương tốt

Những lưu ý giúp bạn bảo quản chăn bông đúng cách

  • Bạn cần thường xuyên giặt vỏ chăn hàng tuần để chúng được thơm tho, sạch sẽ và ngăn những vết bẩn cứng đầu để quá lâu sẽ khó làm sạch.

  • Phân loại chăn bông giặt riêng, không giặt chung với các quần áo khác. Hãy giặt chăn bằng chế độ quay nhẹ nhất trong máy giặt để chăn không bị sờn cũ, bạc màu.  

  • Xử lý những vết bẩn cứng đầu trước khi giặt bằng cách bôi trực tiếp nước giặt quần áo hoặc hòa xà phòng với chút nước và xoa lên vết bẩn. Ngâm 15 phút để vết bẩn tan ra. Với những vết bẩn cứng đầu như vết máu, rượu ... bạn có thể xử lý bằng thuốc tẩy.

  • Không giặt ruột bông quá nhiều lần. Bạn có thể vệ sinh ruột bông bằng cách dùng thanh gỗ đập để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn và bụi bông còn lại. Cuối cùng đem đi phơi nắng hoặc sấy nhiệt để loại bỏ vi khuẩn.

  • Tránh giặt phơi chăn bông dưới thời tiết ẩm ướt bởi chăn sẽ lâu khô và dễ tích tụ vi khuẩn. 

Việc chăm sóc chăn không hề khó như bạn vẫn nghĩ. Vì thế, hãy giặt giũ chăn bông thường xuyên, tránh những sai lầm nêu trên để chiếc chăn của gia đình luôn bền đẹp, bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu. Bạn hãy truy cập trang web Cleanipedia.com mỗi ngày để biết thêm nhiều mẹo vặt cuộc sống thật bổ ích nhé.

Xuất bản lần đầu