Unilever logo
Unilever Việt Nam

Quần áo dính cặn bột giặt: Nguyên nhân và cách xử lý

Quần áo khi giặt bằng máy giặt đôi khi sẽ bị dính cặn bột giặt, vừa mất thẩm mỹ lại gây cảm giác ngứa ngáy cho người mặc. Vậy, do đâu mà quần áo lại dính cặn bột giặt và làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Cùng Cleanipedia tìm lời giải nhé!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

6 Sai lầm khi giặt giũ khiến quần áo vừa dễ bị bốc mùi, vừa không sạch

Nguyên nhân khiến quần áo bị dính cặn bột giặt

1. Lượng bột giặt dư thừa

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Lượng bột giặt dư thừa do bột giặt dễ bị vón cục hoặc do bạn cho quá nhiều bột giặt khiến chúng không thể hòa tan kịp thời trong suốt quá trình giặt đồ.

máy giặt bị trào bọt

2. Mức nước quá thấp hoặc nước yếu

Một số máy giặt sẽ tự điều tiết lượng nước cho phù hợp với số lượng đồ trong lồng giặt. Tuy nhiên, đôi khi bạn lại muốn tiết kiệm nước một xíu nên giảm lượng nước đi. Điều này khiến bột giặt không thể được hòa tan hoàn toàn trong nước, dẫn đến tình trạng dính cặn xà phòng trên quần áo.

giặt nhiều quần áo vào máy giặt hơn so với khối lượng đồ giặt cho phép

Bên cạnh đó, tốc độ chảy của dòng nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng hòa tan của bột giặt. Do nước yếu nên bột giặt chứa trong ngăn không thể chảy hết ra ngoài mà bị vón cục hoặc đặc lại trong ngăn chứa, rồi rớt xuống quần áo trong quá trình sấy hay vắt khô.

3. Cho quá nhiều đồ vào máy giặt

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Máy giặt cần một khoảng không gian trống để có thể đảo và giặt đồ trong suốt quá trình giặt. Do đó, lượng đồ giặt quá nhiều sẽ khiến máy giặt không có đủ không gian làm việc và luồng nước bên trong máy cũng không thể đánh tan được bột giặt, làm cho chúng bị dính lại ở những nếp gấp cũng như cuộn tròn của quần áo.

quần áo bị lem màu do không phân loại

Cách xử lý cặn bột giặt bảo quản quần áo

1. Chọn bột giặt phù hợp

Hãy sử dụng loại bột giặt chuyên dụng cho máy giặt để đảm bảo được tính hòa tan nhanh và hoàn toàn. Và bạn chỉ nên cho lượng bột giặt vừa đủ như trong hướng dẫn sử dụng.

Top 3 nước giặt an toàn cho bé mẹ nên chọn

Tốt nhất, sử dụng nước giặt chuyên dụng là cách bảo quản quần áo tốt nhất để không gặp phải tình trạng quần áo bị dính cặn xà phòng.

2. Chọn mức nước phù hợp

Hãy chọn mức nước phù hợp với số lượng quần áo trong một lần giặt. Nếu áp lực nước quá yếu, bạn nên hòa tan xà phòng ngoài chậu trước rồi hãy đổ nước bột giặt vào máy giặt đồ.

chọn mức nước phù hợp giặt đồ

Ngoài ra, một cách bảo quản quần áo nữa là thường xuyên vệ sinh lồng máy giặt và bộ lọc xơ vải để tránh cặn bẩn từ máy giặt dính vào quần áo. 

3. Xử lý vết dính bột giặt trên quần áo

Nếu bạn phát hiện quần áo bị dính cặn xà phòng, hãy dùng bàn chải chà nhẹ lên vết cặn, sau đó ngâm với nước và giặt lại bằng nước sạch để không bị ngứa hoặc dị ứng khi mặc.

5 Tuyệt chiêu giúp bạn giặt quần áo bằng tay thật dễ dàng

4. Ngâm nước xả vải

Sau khi giặt đồ xong, bạn hãy dành ra thêm ít thời gian để ngâm quần áo trong nước xả vải. Thời gian ngâm khoảng 15 phút để quần áo được lưu trữ mùi hương, đồng thời làm tan lượng bột giặt còn lại nếu chúng còn dính trên đồ.

Ngâm quần áo vào nước xả vải

Để loại bỏ cặn bột giặt dính trên quần áo một cách hiệu quả, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của nước xả vải Comfort Nature Thanh Lọc Khử Mùi. Bởi lẽ, với công thức đậm đặc chiết xuất từ trà xanh và hoa nhài, sản phẩm không chỉ giúp quần áo mềm mại, loại bỏ mùi khó chịu một cách nhanh chóng, lưu giữ hương thơm tinh tế, quyến rũ, dài lâu. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp loại bỏ chất dư thừa còn lại trên áo quần. Nước xả vải Comfort Nature Thanh Lọc Khử Mùi phù hợp cho cả giặt máy và giặt tay, làm sạch cặn xà phòng nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt giũ hiệu quả. 

Cặn xà phòng không còn là vấn đề quá lớn lao khi bạn đã biết nguyên nhân và hướng giải quyết đúng không nào? Cùng theo dõi Cleanipedia trong những chuyên mục khác để bỏ túi thêm nhiều mẹo vặt hữu dụng khác nhé!

Xem thêm: 

Xuất bản lần đầu