Unilever logo
Unilever Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị khô da: Cách chăm sóc và phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị khô da là hiện tượng không hiếm gặp khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không rõ nguyên nhân. Thấu hiểu được điều này, Cleanipedia sẽ chia sẻ đến bạn một số cách chăm sóc và phòng tránh trẻ sơ sinh bị khô da hiệu quả ngay trong bài viết này để bé yêu luôn khỏe mạnh, bố mẹ an tâm hơn.

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 7 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Mẹo giúp trẻ sơ sinh hay giật mình ngủ ngon giấc hơn

4 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da 

Dùng sữa mẹ làm dịu vùng da bị khô của trẻ

Như bạn đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không chỉ chứa nhiều vitamin và kháng thể, sữa mẹ còn có thể làm dịu đi triệu chứng về khô da ở trẻ sơ sinh. 

Mẹ dùng vài giọt sữa thoa lên vùng da bị khô là lau lại bằng khăn ẩm sau 15-20 phút. Đối với trường hợp bé bị bong tróc hoặc khô da từng mảng lớn, mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này để làm dịu da của bé. 

>>> Xem chi tiết: Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và điều trị chuẩn y khoa

Dùng dầu dừa chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Dầu dừa nguyên chất là nguyên liệu “thần thánh” nhằm chữa lành các vết khô, sần trên da trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần lấy một chút dầu dừa nguyên chất, không pha tạp và nhẹ nhàng thoa lên da bé hằng ngày sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để cân bằng độ ẩm.

Sử dụng mật ong để cải thiện vùng da bị khô ở trẻ

Bên cạnh sữa mẹ và dầu dừa, mật ong chứa nhiều dưỡng chất và thân với làn da bé, phù hợp để mẹ sử dụng làm dịu nhẹ vùng da khô ở trẻ. Nếu da mặt trẻ bị khô, bạn cũng có thể thoa mật ong trực tiếp lên da mặt bé. Hơn nữa, bạn có thể pha vài giọt mật ong vào nước tắm, mật ong sẽ cấp ẩm, đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da.

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Chăm sóc quần áo của bé bằng nước xả vải lành tính, dành riêng cho trẻ sơ sinh

Mẹ có biết, các hương liệu có trong sản phẩm giặt giũ và chăm sóc quần áo thông thường cũng là một trong các tác nhân chính khiến da bé bị mẫn cảm, khô ráp và bong tróc? Chính vì thế, mẹ cần lựa chọn sản phẩm giặt giũ và chăm sóc chuyên biệt dành cho làn da của trẻ sơ sinh, mà vẫn đảm bảo quần áo được làm sạch hiệu quả. 

Cleanipedia xin gợi ý đến bạn Nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm - Giải pháp chăm sóc quần áo dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đây là dòng nước xả vải chăm sóc quần áo lẫn làn da của bé một cách toàn diện. Nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng và lựa chọn nhờ sở hữu những đặc tính nổi bật như:

  • Sản phẩm nước xả vải dành riêng cho trẻ sơ sinh từ nhà Comfort đã được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn cho làn da bé bởi Hiệp hội Da Liễu Anh Quốc và Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Việt Nam, nên mẹ có thể yên tâm sử dụng trên quần áo bé.

  • Chiết xuất từ 100%** thành phần có nguồn gốc thực vật nên an toàn cho làn da mỏng manh cùng khứu giác nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

  • Hương phấn thơm nhẹ nhàng, ngăn ngừa mùi hôi sữa hoặc chất bẩn dính trên áo quần mà vẫn mang lại cảm giác thoải mái cho bé. 

  • Nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm với công thức gấp đôi* mềm dịu, giúp làm mềm mịn sâu từng sợi vải, đồng thời chăm sóc và che phủ dịu nhẹ cho làn da bé, cho bé luôn cảm thấy thoải mái.

Với Nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm, quần áo của bé yêu không chỉ mềm mại mà còn thơm dịu nhẹ, mang đến cho làn da bé sự thoải mái và dễ chịu. Hãy nhanh tay mua ngay sản phẩm TẠI ĐÂY.

Nước Xả Vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm mới 2021

3 cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị khô da

Không dùng nước nóng tắm cho trẻ sơ sinh

Nước nóng sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có trên làn da của bé. Do đó, bạn nên dùng nước sôi để nguội pha với một ít nước lạnh, nhiệt độ lý tưởng là 38 độ. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất là sau 9h30 sáng và trước 16h30 chiều. 

Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió lạnh 

Sự thay đổi về thời tiết cũng là một yếu tố gây nên những hiện tượng nhạy cảm trên làn da của bé. Khi thời tiết trở nên nóng bức, bé sẽ dễ bị rôm sảy,... Ngược lại, với thời tiết lạnh, bé sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc những bệnh về đường hô hấp. Tốt hơn hết, mẹ nên giữ ấm cho bé một cách phù hợp theo từng mùa trong năm, tránh để bé tiếp xúc quá lâu dưới trời nắng hoặc gió lạnh buốt. 

Mang bao tay, bao chân cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, bé thường có xu hướng đưa tay lên gãi hoặc cào mạnh vào những vùng da bị ngứa hoặc bị bong tróc. Điều này khiến da bé dễ rách nhiều hơn. Bởi vậy, mẹ nên mang bao tay, bao chân cho bé để bé không thể tiếp xúc với các vùng da bị ngứa, hạn chế gãi nhằm giúp bé mau lành da. 

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Hy vọng những chia sẻ của Cleanipedia xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị khô da vừa rồi đã giúp các bạn lựa chọn được cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh phù hợp, đồng thời biết cách phòng tránh hiệu quả. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia thường xuyên để cập nhật các mẹo về chăm sóc gia đình, nhà cửa bạn nhé!

*Lượng hoạt chất làm mềm vải nhiều gấp 2 lần so với nước xả vải khác của Unilever. 

** Dầu cọ 100% nguồn gốc thực vật là thành phần chính để sản xuất nguyên liệu tạo nên hoạt chất làm mềm vải.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp

Biểu hiện nào cho thấy trẻ sơ sinh bị khô da mà bố mẹ nên biết?

Sau đây là 4 dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị khô da, bao gồm: Sờ vào da bé cảm thấy không mềm mịn mà khô ráp; Da bé có hiện tượng bong tróc vảy, nứt nẻ; Bé khó chịu, quấy khóc khi da nứt nẻ, chảy máu hoặc trẻ sơ sinh bị khô da mẩn đỏ ở mặt.

Tôi nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé bao nhiêu lần trong ngày?

Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé 2 lần trong ngày, nhất là sau khi tắm.

Da khô có phải là biểu hiện của bệnh lý hay không?

Trên thực tế, đại đa số các bé bị khô da đều có thể tự khỏi hoặc nhờ các biện pháp can thiệp mà Cleanipedia đã chia sẻ trong bài viết này. Tuy nhiên, nếu trên da bé vẫn xuất hiện các mảng đỏ và ngứa thì khả năng cao bé đã bị viêm da dị ứng, hay còn gọi là bệnh chàm. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chữa trị dứt điểm. 

Xuất bản lần đầu