Cách giặt quần áo trẻ sơ sinh
Không nên ngâm quần áo trong xà phòng mà phải giặt ngay. Tốt nhất nên giặt riêng vì ở lần giặt đầu tiên áo thun rất dễ ra màu, đặc biệt là các màu đậm như màu đỏ, đen, xanh,… Quần áo trẻ sơ sinh sẽ bị loang màu và làm dính màu những bộ quần áo còn lại khi giặt chung với nhau. Những lưu ý khi giặt quần áo của bé:
1. Bạn có thể pha thêm một chút giấm ngâm vào nước rồi xả ngay. Sau đó cho một muỗng muối ăn giặt nhanh với xà phòng. Cách này giúp giữ màu sắc tươi mới của quần áo được lâu hơn, khắc phục được tốt hơn vấn đề ra màu của áo.
2. Sau khi giặt quần áo nên sử dụng nước xả vải để ngâm quần áo. Thành phần của nước xả vải giúp ổn định lại cấu trúc sợi vải, hạn chế sợi vải hư hỏng do vò giắt trong khi giặt. Cleanipedia khuyên bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các cơ quan chức năng để bảo an toàn cho làn da trẻ. Điển hình như dòng sản phẩm Comfort Cho Da Nhạy Cảm đã được Viện da liễu thử nghiệm và chứng nhận phù hợp cho quần áo trẻ em. Vì thế, ba mẹ có thể yên tâm sử dụng trên quần áo của bé yêu nhé.
3. Nên giặt tay thì tốt nhất; nếu giặt máy thì trước khi giặt bạn nên phân loại riêng quần áo màu sáng và quần áo màu tối. Ngoài ra bạn nên lộn trái áo, tránh trường hợp mặt in hình cọ sát vào thùng giặt gây tróc hình in.
4. Không nên vắt quần áo trẻ sơ sinh quá mạnh vì điều đó sẽ khiến cho vải áo bị giãn ra và làm hỏng quần áo là điều không thể tránh khỏi.
Cách bảo quản và khắc phục quần áo thun bị chảy vải
Đối với quần áo trẻ sơ sinh mới mua về nhà, trước tiên bạn nên lộn mặt trái của áo và ủi lên hình in trên áo khoảng 3 - 5 phút. Nhằm làm chết màu sắc của vải, tăng độ bám chặt của hình in lên bề mặt của áo.
Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt, vì áo thun có tính chất hút ẩm, hút nước tốt nên ở trong môi trường như thế áo dễ bị ẩm mốc, thậm chí có thể xuất hiện những vết ố trên áo.
Trong các cuộc vui chơi, vận động của bé, quá trình tiết ra mồ hôi là không thể ngăn được. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý sau khi thay quần áo cho bé nên giặt liền, nếu để lâu áo sẽ ẩm mốc và có mùi hôi khó chịu.
Khi phơi quần áo, bạn nên phơi quần áo trẻ sơ sinh ở những nơi râm mát, tránh các nơi nắng gắt và lộn trái áo lại để phơi nhằm giữ màu sắc tươi mới cho quần áo. Hạn chế sự co giãn của áo thun, bạn nên phơi ngang áo trên dây. Nếu phơi bằng móc áo sẽ khiến cho áo bị chảy xệ theo chiều dọc rất mất thẩm mỹ.
Một lưu ý nữa là chất liệu in trên áo đa số là mực dẻo. Vì thế bạn không nên phơi áo để hình dính vào nhau. Sau khi khô, các hình in áp chặt vào nhau gây ảnh hưởng đến độ bền của áo. Áo thun 100% cotton thường hơi nhàu sau khi giặt xong, khi là ủi quần áo, các bạn không được là ủi lên bề mặt hình in của quần áo tránh làm chết màu vải và bong tróc hình ảnh, logo, khẩu hiệu in trên áo.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Cleanipedia sẽ giúp các mẹ biết cách hạn chế chảy vải trên quần áo trẻ sơ sinh. Qua đó giúp mẹ giảm được rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên theo dõi Cleanipedia mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!