Unilever logo
Unilever Việt Nam

Cách Làm Sạch Nệm Với 9 Bước Đơn Giản Tại Nhà

Vệ sinh nệm như thế nào là đúng cách? Hướng dẫn và gửi bạn những mẹo vệ sinh đệm dễ dàng, nhanh chóng mà hiệu quả cao. Bật mí bảng giá giặt nệm và những dịch vụ giặt nệm tại nhà giá rẻ cho bạn. Tìm hiểu ngay!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 7 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Cách vệ sinh nệm tại nhà

Dụng cụ cần thiết để ve sinh nem đúng cách 

Để làm sạch sâu một tấm nệm, bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật dụng sau vệ sinh nệm tại nhà: khăn sạch, nước lạnh, bột giặt, nước rửa chén, máy ve sinh nem cầm tay bằng hơi nước (có thể có hoặc không), oxy già, baking soda, máy hút bụi.

9 Cách vệ sinh nệm - Hướng dẫn bạn vệ sinh đệm tại nhà chi tiết nhất

Các bước ve sinh nem áp dụng được cho tất cả loại nệm, kể cả cách vệ sinh nệm cao su, nệm lò xo. Cách thực hiện:

1. Tháo vỏ gối, ga nệm, đồ trang trí khỏi giường

Tháo ra nệm để vệ sinh

- Sau khi lấy những vật dụng như thú nhồi bông, gối ngủ, gối ôm... ra khỏi giường, bạn cần tháo tấm ga nệm vải ngoài cùng, ga bọc cố định nệm. Sau đó, bạn cho chúng vào máy giặt giặt chung với nhau.

Giặt ra nệm, ra gối, chăn mền

- Giặt ga nệm, vỏ gối, chăn màn... cũng tương tư như cách giặt quần áo. Do đó, bạn cũng cần đặc biệt kiểm tra kỹ nhãn mác, ký hiệu giặt là để bảo vệ các vật dụng này. Hãy nhớ giặt ga nệm, vỏ gối khoảng 1 lần/tuần, còn chăn thì 1 lần/tháng.

  • Nhìn chung, sẽ tốt hơn nên xử lý vết bẩn trên chăn ga gối trước khi cho vào máy giặt. Một loại nước giặt đơn giản cũng sẽ giải quyết hầu hết vết bẩn – như OMO Matic. Bạn có thể dễ dàng chấm nước giặt tẩy lên vết bẩn và đợi khoảng 5 -10 phút trước khi bắt đầu giặt.

  • Hãy chắc chắn thực hiện đúng ký hiệu giặt là trên mác chăn ga gối của bạn.

  • Xem xét việc giặt chăn ga gối với nước giặt thuộc top 10 nước giặt được yêu thích năm 2020 đặc biệt chuyên dành cho da nhạy cảm nếu bạn hay bất kì ai trong gia đình có da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

  • Không nên giặt ga trải nệm với nước nóng, vì sẽ càng làm các vết bẩn chặt hơn.

  • Đối với chăn bông dày, nhớ giặt chăn trong máy có khoang lồng giặt đủ to

3. Hút bụi nệm

Sử dụng máy giặt nệm hút nước trong nệm ra ngoài

Bạn tiến hành vệ sinh đệm bằng cách dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn để hút sạch các tạp chất ở mặt trên cùng của nệm. Dùng vòi hút dài để loại bỏ tạp chất ở những khe, rãnh, đường may... trên nệm. Đặc biệt chú ý đến các đường nối và phá bỏ phần đính kèm có kẽ hở để lấy bất kỳ bụi bẩn ẩn nào.

4. Xử lý vết bẩn trên nệm

Bây giờ đã đến lúc bạn tập trung vào loại bỏ chất bẩn trên nệm. Dưới đây là một vài mẹo vệ sinh đệm và xử lý nhiều loại vết bẩn mà bạn có thể tham khảo. 

Vệ sinh nệm bằng cách xử lý các vết bẩn dính trên nệm | Cleanipedia
  • Đối với các vết bẩn thông thường: Hãy pha loãng với một dung dịch nước rửa chén chiết xuất từ chanh, cam như Sunlight chẳng hạn. Bạn dùng vòi xịt phun dung dịch lên vết bẩn và chờ 5 -10 phút. Dùng khăn sạch thấm liên tục lên vết bẩn để hút hết lượng dung dịch thừa. Lưu ý là đừng dùng quá nhiều nước.

  • Đối với vết máu hay vết nước tiểu: Đầu tiên, hãy thử đổ một ít nước oxy già hoặc chất tẩy rửa bằng enzyme lên vùng bị bẩn. Thấm vết bẩn bằng một miếng vải sạch ngay sau đó. Bạn thể thay thế dung dịch enzyme bằng cách pha hỗn hợp bột giặt với nước rồi hoặc nước lạnh với hydrogen peroxide đổ trực tiếp lên vết bẩn. Như vậy sẽ giúp phá vỡ kết cấu protein trong vết bẩn. Sau đó, bạn tiếp tục chà mạnh cho đến khi vết bẩn không còn.

5. Rắc baking soda lên nệm

Rắc bột baking soda để tiến hành vệ sinh nệm | Cleanipedia

Công dụng của baking soda trong tẩy rửa và khử mùi hôi được đánh giá vô cùng hiệu quả. Baking soda sẽ phân hủy axit và hút hết hơi ẩm hoặc mùi hôi còn sót lại.

Cách thực hiện:

  • Rắc một lớp bột baking soda lên bộ bề mặt nệm.

  • Sau đó, đợi vài tiếng đồng hồ (tốt nhất là để qua đêm) để axit trong baking soda hấp thụ độ ẩm và khử mùi.

6. Hút bụi nệm thêm một lần nữa

Dùng máy hút bụi hút sạch baking soda trên mặt nệm

Sau khi baking soda đã phát huy hết công dụng, bạn hãy dùng máy hút bụi để loại bỏ lượng baking soda sót lại trên nệm. Hãy hút bụi thật kỹ. 

7.  Lật nệm - Vệ sinh mặt sau của nệm

Khi mặt trên của nệm không còn vết bẩn, bạn lật nệm lại để vệ sinh bề mặt bên dưới. Theo đó, bạn tiếp tục lặp lại các bước 1-6 để cả hai bên bề mặt nệm đều sạch. 

8. Phơi nệm sau khi ve sinh nem

Phơi nệm nơi thoáng mát

Tia UV giúp tiêu diệt nấm mốc và các vi khuẩn. Do đó, sau khi ve sinh nem, bạn hãy mở hết các cửa sổ phòng, đón lấy ánh nắng để hong khô nệm. Nước, mùi các chất tẩy rửa, nấm mốc, vi khuẩn... sẽ được loại bỏ triệt để ở công đoạn này. 

Lưu ý: Bạn nên lật nệm ba tháng một lần hoặc thường xuyên hơn nếu có thể. Điều này giúp tránh hiện tượng nệm bị chảy xệ. Và giúp nâng cao tuổi thọ của nệm, nệm mòn đều hơn, bền lâu hơn.

9. Bảo quản nệm

Nếu đã biết cách làm sạch nệm thì bây giờ là lúc để bạn bảo vệ chúng. Khi nệm khô hoàn toàn, hãy bọc lại nệm bằng một tấm ga mới. Điều này sẽ giúp hạn chế những vết bẩn bám dính trực tiếp lên nệm. Từ đó, việc vệ sinh đệm sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

Cách bọc nệm sau khi vệ sinh/giặt nệm

Bước 1: Lật nệm lại

Sau thời gian sử dụng (3-6 tháng), bề mặt nệm dễ bị nhún, lời khuyên cho bạn là hãy lật nệm lại để tiếp tục sử dụng.

Bước 2: Bọc lớp bảo vệ nệm

Lớp bọc bảo vệ nệm giúp tránh bị nước, bụi bẩn hay một số tác nhân khác đổ trên nệm. Việc vệ sinh giày của bạn sẽ trở nên dễ dàng với lớp bọc này.

Bước 3: Trải ga giường

Sau khi hoàn thành các bước, hãy lựa chọn một gam màu yêu thích và trải lại ga giường nhé. Vậy là bạn đã có chiếc nệm xinh xinh lại còn sạch để ngả lưng sau một ngày dài rồi đấy.

Câu hỏi thường gặp

Thiết bị máy phun hơi nước nóng làm sạch mặt nệm

Vì sao cần phải vệ sinh nệm thường xuyên?

Nệm có thể là nơi trú ngụ của bụi bẩn, rệp và nhiều con côn trùng khác. Thêm vào đó là cả mồ hôi, nước tiểu; thậm chí là vết máu mỗi khi bạn tới kỳ kinh nguyệt. Đây chính là nguyên nhân gây ra nấm mốc trên nệm của bạn. Điều này  gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là giấc ngủ. Do đó, bạn cần làm sạch nệm thường xuyên. Hãy nhớ thực hiện những điều sau để giữ nệm luôn sạch:

  • Hút bụi cả 2 mặt nệm mỗi tháng 1 lần: Hút bụi cho nệm sẽ giúp loại bỏ bụi bặm, những thứ có thể gây dị ứng và kích ứng cho da bạn.

  • Phơi nệm mỗi tháng 1 lần: Nếu có thể, hãy hong khô tấm nệm của bạn một tháng 1 lần bằng cách mang và dựng ra ngoài trời nắng. Làm như vậy sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ ẩm mốc và loại bỏ hết các mùi khó chịu.

  • Thường xuyên để nệm được "thở": Bạn nên thường xuyên tháo ga ra giặt giũ để nệm có không gian để "thở". Sau khi thu tấm ga, đợi vài phút để tấm nệm được “thở” trước khi mặc cho chúng tấm ga mới. Tốt nhất là mở cửa sổ để có thêm không khí trong lành và ánh nắng mặt trời.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng không biết cách vệ sinh nệm tại nhà thì hãy tìm đến sự hỗ trợ của những đơn vị dịch vụ ve sinh nem Kim Đan,... uy tín và chuyên nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được cảm nhận chất lượng dịch vụ tốt nhất với đội ngũ tay nghề cao được đào tạo chuyên sâu.

Bảng giá dịch vụ giặt nệm tại nhà mới nhất

  • Nệm lò xo: 300.000 – 630.000 (tùy kích thước & độ dày)

  • Nệm cao su: 250.000 – 490.000 (tùy kích thước & độ dày)

  • Nệm bông ép: 190.000 – 350.000 (tùy kích thước & độ dày)

Gợi ý những đơn vị dịch vụ giặt nệm uy tín chuyên nghiệp tốt nhất

1. Doanh nghiệp tư nhân vệ sinh Tia Sáng:

  • Địa chỉ: 12 Ngô Thời Nhiệm, Phường 17, Q. Phú Nhuận, TPHCM.

  • Website: vesinhtiasang.com

  • Hotline: 0903.007.490

2. Công ty TNHH – DV vệ sinh Anh Thư

  • Giặt nệm tại nhà quận 12: 135 Nguyễn Văn Quá, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.

  • Website: vesinhanhthu.com

  • Hotline: 0938.040.014

3. Dịch vụ giặt nệm Đệm Xanh

  • Địa chỉ: 113 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội (đối diện Royal City).

  • Website: demxanh.com

  • Hotline: 0962.038.038

4. Dịch vụ giặt nệm tại nhà Fat Clean

  • Địa chỉ: 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Website: fatclean.vn

  • Hotline: 081.655.3999

5. Dịch vụ giặt nệm Lộc Phát - Dịch vụ vệ sinh nệm Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Kiệt 144/80 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

  • Website: vesinhdanang.vn

  • Hotline: 0399.279.368

Trên đây là cách vệ sinh nệm tại nhà mà Cleanipedia đã bật mí cho bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn vệ sinh đệm đúng cách!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về cách vệ sinh nệm

Có nên vệ sinh nệm hoặc giặt nệm bằng cách giặt nước?

Nếu nệm mỏng, chất liệu cho phép giặt nước thì bạn hoàn toàn có thể vệ sinh nêm theo cách này. Còn với nệm giày, nệm có chất liệu đặc biệt thì không nên.

Sau khi vệ sinh nệm, bao lâu thì có thể sử dụng nệm?

Bạn nên để khoảng 1 ngày rồi hẵng dùng nệm, nhằm đảm bảo nệm đã hoàn toàn khô ráo và khôi phục form nệm.

Có nên phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng Mặt trời?

Điều này còn phụ thuộc vào chất liệu nệm. Ví dụ, nệm Kymdan không thể phơi dưới ánh nắng Mặt trời. Tốt nhất là bạn nên phơi ở nơi thoáng khí, có gió và chỉ có chút nắng nhẹ.

Xuất bản lần đầu