Máy giặt sấy khô là gì?
Máy giặt được xem là sự kết hợp tiện lợi từ hai loại thiết bị sử dụng trong gia đình đó là máy sấy quần áo và máy giặt. Thông thường, ở mỗi gia đình sẽ sử dụng máy giặt riêng. Sau khi giặt xong sẽ đưa qua máy sấy quần áo để hong khô và tiệt trùng đồ đạc. Như bình thường thì cách này sẽ được các gia đình Việt sử dụng trong những ngày mưa kéo dài hoặc ngày trời nồm, nóng ẩm.
Còn với máy giặt sấy khô, cả hai tính năng này sẽ được tích hợp chung vào một thiết bị. Sau khi máy thực hiện xong quy trình giặt, quần áo sẽ được chuyển sang cơ chế sấy rất tiện lợi. Như vậy, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian để sắp xếp quần áo vào máy sấy hoặc chiếm thêm diện tích cho một thiết bị sấy quần áo như cách thông thường.
Nên có thể nói, đặc điểm lớn nhất làm máy giặt sấy khô là nó được tích hợp thêm chức năng giặt sấy quần áo. Còn lại, những chức năng về giặt giũ thì cả hai máy đều hoàn toàn tương đồng.

Lợi ích khi sử dụng máy giặt sấy khô
Tiện lợi hơn so với máy giặt thông thường nhờ khoản tiết kiệm không gian sử dụng trong ngôi nhà của bạn
Tiết kiệm thời gian giặt giũ quần áo bởi vì quần áo được đưa sang cơ chế sấy tích hợp sẵn trên thiết bị.
Thích hợp sử dụng khi thời tiết khó cho việc phơi quần áo như trời mưa kéo dài, không khí nồng ẩm, trời nồm.
Các chất liệu vải sẽ tránh được tác hại gây ảnh hưởng đến độ bền như khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Quần áo sẽ giữ được độ bền màu, sợi vải không bị khô cứng, xơ lông.

Lưu ý khi sử dụng máy giặt sấy khô
Máy giặt sấy khô có mức độ tiêu hao năng lượng gấp 4 lần. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn cần cân nhắc thật kỹ, bởi hóa đơn tiền điện tháng này của bạn có thể cao lên chóng mặt đấy nhé.
Với máy giặt thông thường, bạn cần vệ sinh máy giặt định kỳ 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, với máy giặt sấy khô thì bạn cần phải tăng tần suất vệ sinh lên cao hơn. Bởi khi hoạt động, việc sấy quần áo sẽ làm máy bị bám cặn, bụi bẩn và sợi vải gấp nhiều lần. Cleanipedia khuyên bạn nên vệ sinh máy mỗi 2 tháng/ lần để quần áo luôn được đảm bảo giặt sạch sẽ.
Tuy có thể sử dụng đa năng, nhưng vẫn có những chất liệu quần áo không chịu được nhiệt do chế độ sấy của máy gây ra như vải lụa, vải nhung, vải da,...
Sau khi kết thúc chu trình giặt sấy khô, bạn cần cho quần áo ra ngoài sớm nhất có thể nhé. Nếu không, những vết nhăn trên quần áo sẽ hằn rất sâu và rất khó là ủi thẳng được.

Hy vọng với những thông tin, kiến thức được chia sẻ trong bài có thể giúp bạn hiểu hơn về loại sản phẩm này nhé và tiết kiệm thời gian giặt quần áo cho gia đình nhé. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy chia sẻ ngay với Cleanipedia nhé.