Unilever logo
Unilever Việt Nam

Tiết lộ 4 "bí mật" giúp quản lý chi tiêu khoa học dịp cuối năm dành cho mẹ nội trợ

Thời điểm cuối năm cũng là lúc nhu cầu mua sắm của gia đình tăng lên. Nếu như không có kế hoạch và tiêu chí hợp lý, bạn rất dễ đối mặt với cảnh tượng "thiếu trước hụt sau". Vậy nên làm thế nào để quản lý chi tiêu vào dịp cuối năm một cách khoa học nhất? Hãy để Cleanipedia bật mí đến bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

2 Cách Quản Lý Chi Tiêu Trong Gia Đình Hiệu Quả

Reading time: 5 minutes

Vì sao mẹ nội trợ cần lên kế hoạch chi tiêu khoa học cho dịp cuối năm?

Việc chuẩn bị cho gia đình cái Tết thật tươm tất và đầy đủ với những món đồ mới là điều mẹ nội trợ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hợp lý, ngân sách của gia đình có thể "đội nón ra đi" một cách chóng vánh. Khi nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi mua về những món đồ chưa thật sự cần thiết, kèm theo đó là quỹ tiền chung của gia đình bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, mẹ nội trợ hoặc gia đình trẻ cần tìm hiểu các biện pháp quản lý chi tiêu sao cho khoa học nhất để tránh tình trạng "khủng hoảng tài chính" xảy ra vào dịp cuối năm.  

>> Xem thêm: 3 giải pháp rút ngắn quy trình giặt giũ và tiết kiệm chi tiêu gia đình  

4 cách chi tiêu khoa học, tránh "khủng hoảng" dịp cuối năm

Ghi lại các khoản chi tiêu hằng ngày để theo dõi

Một mẹo giúp quản lý chi tiêu hợp lý mà mẹ nội trợ nên bỏ túi đó là theo dõi, ghi chép lại những khoản chi của bản thân hoặc gia đình hằng ngày. Qua đó, bạn có thể biết được rằng mình đã mua gì, liệu mức chi tiêu này có hợp lý hay không và đưa ra các biện pháp để cân đối lại nhằm hạn chế việc quỹ tiền bị thất thoát.

danh sách chi tiêu

Không lạm dụng thẻ tín dụng

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Thẻ tín dụng là vật dụng tiện lợi, giúp bạn luôn chủ động trong việc chi tiêu khi mua sắm trên mạng hoặc tại cửa hàng mà không mất nhiều thời gian hay phải lo lắng đến việc liệu mình có mang tiền mặt bên người hay chưa. 

Tuy nhiên, việc lạm dụng thẻ tín dụng có thể gây ra "hậu quả" mà mẹ nội trợ không nên xem nhẹ, chẳng hạn như chi tiêu quá đà so với mức ban đầu đã đề ra hoặc mua phải vật dụng chưa cần thiết. Ngoài ra, nếu như không thanh toán đúng kỳ hạn sao kê, bạn sẽ bị tính lãi suất vào số tiền đã sử dụng trước đó với mức phí khá cao, khiến cho quá trình kiểm soát chi tiêu dễ dàng rơi vào "khủng hoảng".

Vì thế, mẹ nội trợ nên hạn chế lạm dụng loại thẻ này và chỉ sử dụng cho những tình huống cần thiết hoặc khi bạn đã dành ra một khoảng riêng để mua sắm với thẻ tín dụng. 

Thanh lý những đồ vật không cần thiết

Thanh lý đồ vật không cần thiết là điều bạn cần làm vào mỗi cuối năm hoặc những dịp rảnh rỗi. Hành động này vừa giúp bạn kiểm soát được số lượng vật dụng trong nhà, có thêm không gian cho việc trang trí, vừa đem đến một khoảng tiền để mua sắm vật dụng mới. 

>> Xem thêm: "Nhập môn" nội trợ thông minh với 4 quy tắc vàng 

Lập danh sách trước khi đi mua sắm

Khi đi dạo trong siêu thị hay cửa hàng tạp hóa vào dịp cuối năm, mẹ nội trợ rất dễ bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mãi và vô tình mua sắm nhiều hơn nhu cầu thật sự, từ đó khiến bạn "cháy túi" dẫu ý định ban đầu chỉ là mua một vài vật dụng đơn giản.

Nếu như thật sự thích sản phẩm nào đó, bạn cũng đừng vội xuống tiền ngay mà hãy cho bản thân thêm 24 giờ để trả lời câu hỏi: "Mình có thực sự cần món đồ này không?" và đồng thời tham khảo thêm các nơi bán khác. Sau một ngày khi cảm xúc đã lắng lại, bạn sẽ có quyết định sáng suốt hơn.

Bỏ thói quen mua sắm không cần thiết là cách chi tiêu hợp lý

Hãy giữ tỉnh táo bằng cách lập ra một danh sách những thứ bạn hoặc gia đình cần và chỉ mua đồ nằm trong danh sách này, chi tiết thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau: 

  • Sản phẩm giặt giũ

  • Đồ dùng vệ sinh nhà cửa (nước lau sàn, nước lau kính,...)

  • Đồ dùng nhà bếp (nước tương, bột ngọt,...) 

  • Thiết bị điện gia dụng

Đối với các sản phẩm giặt giũ, bạn hãy tham khảo thật kỹ tính năng của sản phẩm trước khi tiến hành chọn mua bởi không phải lúc nào các loại nước giặt, bột giặt đang có chương trình khuyến mãi cũng tương thích với thiết bị mà gia đình đang sử dụng. Giữa thời điểm vật giá leo thang, Tết đến cận kề, mẹ nội trợ hãy có những lựa chọn thật sáng suốt để vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả vượt trội nhé. 

Bột giặt OMO Matic Công thức đậm đặc - Giải pháp tiết kiệm chi tiêu giặt giũ tối ưu dịp cuối năm  

“Ứng cử viên" giặt giũ tiềm năng mà Cleanipedia muốn gợi ý đến bạn trong bài viết lần này chính là Bột giặt OMO Matic Công thức đậm đặc. Sản phẩm ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nhờ vào những công dụng hết sức nổi bật, chẳng hạn như:

  • Đậm đặc hơn so với bột giặt tay thông thường với công thức Tác động nén Ultimate Dose, tăng cường tác động xoáy bay vết bẩn.

  • Ít cặn trên áo quần đồng thời sản sinh ít bọt, giúp bảo vệ tuổi thọ máy giặt

  • Chi phí hợp lý: chỉ thêm 800Đ cho mỗi lần giặt

Bột giặt OMO Matic Công thức đậm đặc

Bột giặt OMO Matic Công thức đậm đặc được tin dùng bởi 11 hãng máy giặt danh tiếng như Aqua, Panasonic, LG, BOSCH,...Đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho máy giặt cửa trên mà bạn không nên bỏ qua.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn bỏ túi nhiều mẹo hay giúp quản lý chi tiêu khoa học dịp cuối năm. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều mẹo hay về giặt giũ và chăm sóc nhà cửa nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về bột giặt và nước giặt

Bột giặt hay nước giặt phát huy hiệu quả làm mềm nước cứng tốt hơn?

Nước giặt hoạt động tốt hơn trong điều kiện nước cứng sinh hoạt chưa qua xử lý. Trong khi đó, với bột giặt, bạn sẽ cần sử dụng liều lượng cao hơn để đạt được hiệu quả làm mềm nước cứng.

Làm sao để xử lý vết bẩn trên những bộ quần áo giặt máy hiệu quả?

Để xử lý vết bẩn trên những bộ quần áo tốt hơn, bạn hãy ngâm vết bẩn trong dung dịch làm sạch tự chế từ giấm trắng pha loãng cùng nước. Sau đó, làm sạch và giặt giũ quần áo theo chu trình giặt bình thường.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng quần áo bị dính cặn bột giặt?

Để hạn chế tình trạng quần áo dị dính cặn bột giặt, bạn nên chú ý lựa chọn các sản phẩm giặt giũ phù hợp và dễ hòa tan. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh lồng giặt định kỳ để loại bỏ bụi bẩn bám lên quần áo sau khi giặt.

Xuất bản lần đầu