Vệ sinh máy sấy theo định kỳ
Tương tự như máy giặt, bạn cũng nên tiến hành vệ sinh máy sấy theo định kỳ. Sau một thời gian dài sử dụng, máy sấy cũng có xu hướng tích tụ nhiều cặn bẩn, vi khuẩn và cả nấm mốc. Điều này chẳng những làm ảnh hưởng đến công năng, tuổi thọ của máy mà còn khiến quần áo bị bám mùi. Vì vậy, tốt hơn hết là việc vệ sinh, làm sạch máy sấy cần được ghi nhớ và thực hiện định kỳ, tối thiểu là 3 tháng/lần hoặc mỗi tháng một lần tùy vào tần suất sử dụng của gia đình bạn.
Hạn chế sử dụng nhiệt độ quá cao hoặc sấy quá lâu
Đây là một trong các thói quen khá phổ biến mà chúng ta thường gặp phải khi sử dụng máy sấy quần áo. Đôi khi vì quá bận rộn hoặc cần làm khô quần áo nhanh trong những ngày nồm hay mưa ẩm, nhiều bà nội trợ thường chỉnh nhiệt độ cao và kéo dài thời gian sấy nhằm thúc đẩy việc làm khô nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, hành động này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thiết bị.

Lời khuyên dành cho bạn là hẹn chế nhiệt độ cao và cũng không nên để máy sấy liên tục số lượng quần áo lớn trong thời gian dài. Chúng ta chỉ nên sấy liên tục tối đa 6 tiếng và cho máy nghỉ ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu lượt sấy mới. Song song đó, hãy chỉ cho lượng quần áo đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất tránh trình trạng sấy quá tải khiến quần áo bị nhăn và tiêu hao điện năng lớn.
Tránh tác động vào khi máy sấy đang hoạt động
Chạm vào cửa thoát gió hay mở nắp khi máy sấy đang hoạt động có thể đem đến nhiều nguy hiểm cho bạn. Trong quá trình sấy, máy sẽ thoát hơi nóng ra ngoài và nếu vô tình chạm vào, bạn sẽ có nguy cơ bị bỏng. Thêm vào đó, việc đột nhiên mở nắp máy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình vận hành cũng như giảm chất lượng và tuổi thọ của máy.
Kiểm tra và phân loại quần áo trước khi sấy

Một mẹo sử dụng máy sấy quần áo mà bà nội trợ không nên bỏ qua là kiểm tra lại xem trang phục trước khi cho vào máy sấy. Vì khi cho vào lồng sấy, nhiệt độ lúc này có thể đạt tới 70 độ C. Các chất như keo hay kẹo cao su khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, bám lên những bộ trang phục khác. Nghiêm trọng hơn, vật nhọn và bật lửa còn sót lại trong túi quần áo có thể gây ra chập cháy.
Tránh để quần áo quá lâu trong máy sấy
Sau khi hoàn tất quá trình sấy, quần áo nên được lấy ra ngoài càng sớm càng tốt. Dù đã được sấy khô nhưng nếu để quá lâu trong máy, mùi hôi và ẩm mốc vẫn có nguy cơ xuất hiện. Thậm chí, việc để quần áo quá lâu trong máy sẽ khiến nếp nhăn hình thành và bị co lại do nhiệt dư trong máy.
Trong trường hợp bạn không có quá nhiều thời gian để phơi quần áo ngay lập tức thì có thể gom đồ ra một khu vực riêng hoặc cất giữ trong giỏ đ ồ chuyên dụng. Như thế sẽ giúp áo quần khô hoàn toàn, hạn chế tình trạng nấm mốc hay vi khuẩn bám vào trang phục và đồng thời giúp trang phục phẳng phiu hơn.
>>> Xem thêm: Cách Giặt Quần Áo Thơm Lâu Bằng Máy Giặt
Với các mẹo sử dụng máy sấy quần áo đơn giản và hiệu quả phía trên, quá trình giặt giũ của các các chị em nội trợ sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để có thêm nhiều bí kíp hữu ích trong việc giặt là cho gia đình nhé!
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.