Unilever logo
Unilever Việt Nam

Ấm siêu tốc vào điện nhưng không sôi? Nguyên nhân và cách khắc phục!

Bạn sử dụng ấm siêu tốc lâu ngày nhưng đã biết tại sao ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi và cách khắc phục tình trạng này chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết này của Cleanipedia để có câu trả lời chi tiết nhé!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Tại sao ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi

Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc

Ấm siêu tốc vào điện nhưng không sôi
  • Nguồn điện của bộ phận mâm nhiệt dưới đế ấm siêu tốc đạt mức 220V là lúc thiết bị bắt đầu vận hành. Khi đó, điện năng sẽ truyền năng lượng cho mâm nhiệt và chuyển hóa thành nhiệt năng. Phần nhiệt này có chức năng đun sôi nước trong vòng vài phút.

  • Thông thường, ấm siêu tốc có thời gian đun sôi dựa theo công suất và dung tích. Theo đó, công suất cao sẽ rút ngắn thời gian đun sôi, thường dao động từ 3 - 7 phút. 

  • Nhiệt độ nước sôi sẽ khiến hơi nước bốc lên và đi qua ống dẫn, đồng thời phả hơi nóng vào thanh nhiệt. Bộ phận này sẽ tác động vào công tắc và tự động tắt để bảo đảm an toàn cho người dùng. 

  • Công tắc ấm đã tắt là nước đã được đun sôi, bạn không thể mở lại ấm trong khoảng 20 đến 30 giây vì thanh nhiệt còn nóng và chưa thể quay về trạng thái ban đầu. 

>> Xem thêm: 6 Mẹo hay giúp rửa sạch cặn vôi bám trên ấm đun nước

Nguyên nhân ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi 

Lỗi tại sao ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi có thể đến từ những nguyên nhân sau đây: 

  • Dây dẫn bị hở hoặc đứt: Là nguyên nhân hàng đầu khiến ấm siêu tốc vào điện nhưng không sôi. Tình trạng này xảy ra khi thiết bị hoạt động trong thời gian dài với nhiệt độ cao, từ đó khiến dây dẫn giãn nở ra và bị hở hoặc đứt. 

  • Bộ phận tiếp xúc của thân bình và chân đế gặp sự cố: Việc đặt ấm siêu tốc lên chân đế là hành động diễn ra thường xuyên trong quá trình sử dụng. Vì vậy, việc tiếp xúc liên tục khiến phần giữa thân bình và chân đế bị lỏng nên không thể hoạt động. 

  • Lượng nước trong bình vượt mức quy định: Mỗi loại ấm siêu tốc đều có mực nước dựa theo vạch Max do nhà sản xuất quy định. Khi cho nước vượt quá vạch cho phép nhiều lần, khả năng hoạt động của bình siêu tốc sẽ ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng vào điện nhưng không sôi. 

  • Ấm siêu tốc hoạt động quá năng suất: Việc để thiết bị vận hành liên tục không có khoảng nghỉ sẽ khiến mâm nhiệt gặp hiện tượng nóng quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy cơ cháy mâm nhiệt. 

  • Hai đầu kim loại của đế ấm bị oxy hoá: Đây là tình trạng thường diễn ra khi ấm siêu tốc hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng hồ quang điện khiến thiết bị không thể tích điện và truyền nhiệt vào ấm để đun sôi nước. 

  • Chân máy bên trong gỉ sét do thấm nước: Trong quá trình sử dụng, bạn để nước tràn và thấm vào chân máy lâu ngày thì sẽ gây gỉ sét, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của thiết bị. 

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

>> Xem thêm: Cách làm sạch ấm đun nước có cặn vôi sạch hiệu quả

Cách khắc phục ấm siêu tốc vào điện nhưng không sôi 

Cách khắc phục ấm siêu tốc vào điện nhưng không sôi 

Cách khắc phục nguyên nhân tại sao ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi sẽ tương ứng như sau: 

  • Cách sửa dây dẫn bị hở hoặc đứt: Để sửa lỗi này, bạn hãy dùng băng keo chuyên dụng dán lại đoạn dây điện hở hoặc thay dây dẫn khác. 

  • Cách sửa sự cố của bộ phận tiếp xúc giữa thân bình và chân đế: Trước hết, bạn đặt chân đế lên bề mặt phẳng và xem xét kỹ, sau đó lấy mảnh kim loại mỏng gẩy nhẹ hai đầu kim loại lên phía trên là được. Dù vậy, bạn hãy lưu ý không dùng kềm để thao tác vì sẽ khiến thanh kim loại bị gãy. 

  • Cách sửa lỗi lượng nước trong bình vượt mức quy định: Đổ bớt nước trong ấm cho đúng quy định của nhà sản xuất. Theo đó, những lần sử dụng sau cần tuân thủ theo khuyến cáo, tránh đổ nước quá ít hoặc quá nhiều để thiết bị hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ. 

  • Cách sửa lỗi ấm siêu tốc hoạt động quá tải: Ở lần nấu nước đầu tiên, bạn nên cho ấm thời gian nghỉ ngơi để mâm nhiệt nguội bớt. Sau đó hãy cắm điện và đun nước tiếp lần hai. Việc tạo khoảng cách hợp lý giữa thời gian nấu nước sẽ đảm bảo máy hạn chế hỏng hóc và bền bỉ hơn. 

  • Cách sửa lỗi hai đầu kim loại của đế ấm bị oxy hoá: Đối với hiện tượng này, bạn cần sử dụng tua vít tháo bộ tích điện hoặc cảm biến ở thân đế ra để kiếm tra. Tiếp đến, bạn lấy một mảnh kim loại nhỏ khác để vệ sinh kỹ hai bộ phận này cũng như những vị trí bị hồ quang điện. 

  • Cách sửa lỗi chân máy gỉ sét do ngấm nước: Dùng mối hàn điện tử cỡ nhỏ để khắc phục, sau đó vệ sinh sạch sẽ bề mặt ấm trước khi hàn. Tiếp theo, bạn tiến hành hàn mối nhỏ vào đế máy. Khi lắp lại ấm siêu tốc, bạn nên giữ cẩn thận và tránh làm mất miếng nhựa màu trắng nằm gần hai đầu kim loại của bình siêu tốc.

Vừa rồi là nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng tại sao ấm siêu tốc có điện nhưng không sôi. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn sửa chữa và sử dụng thiết bị hiệu quả. Chúc bạn thành công nhé! 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu