1. Đầu tư sử dụng các thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng cho không gian sống
Bạn có biết, lượng điện năng tiêu hao càng lớn càng tạo tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là góp phần làm tăng nhiệt độ của Trái Đất? Với việc sử dụng các thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng hoặc có nhãn tiết kiệm năng lượng với chỉ số cao, bạn có thể dễ dàng tạo nên một không gian sống thân thiện hơn với môi trường. Hơn nữa, những cải tiến công nghệ này còn cho phép bạn tận hưởng cuộc sống chất lượng hơn mà vẫn đảm bảo tiết kiệm điện năng.

2. Ưu tiên sử dụng các vật dụng nội thất thân thiện với môi trường
Trước thực trạng môi trường đang bị tổn hại, hiện nay nhiều nhà sản xuất ưu tiên sản xuất các vật dụng nội thất làm từ gỗ tái chế và các nguyên liệu thân thiện với môi trường như tre, đá nguyên khối…
Hãy ưu tiên sử dụng các vật dụng nội thất này bạn nhé! Bên cạnh đó, một không gian sống thân thiện với môi trường sẽ càng được tô điểm độc đáo hơn với những vật dụng nội thất mang phong cách cổ điển và lạ mắt này đấy!

3. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhà cửa an toàn và thân thiện môi trường
Các chất tẩy rửa và vệ sinh nhà cửa hóa học vốn được ưa chuộng sử dụng trong nhiều năm nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại của chúng tới môi trường. Chưa kể đến những nguy hại tiềm ẩn của các hóa chất độc hại tới sức khỏe của gia đình bạn.
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Để không gian sống luôn sạch sẽ, an toàn mà vẫn thân thiện với môi trường, bạn nên thay thế các hóa chất vệ sinh bằng các sản phẩm gốc thực vật.
Các sản phẩm vệ sinh nhà cửa trong chương trình “Clean Future” của Unilever là gợi ý hoàn hảo mà bạn không thể bỏ qua để vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ sức khỏe gia đình. Các loại sản phẩm giặt giũ và chăm sóc quần áo như nước giặt, bột giặt hay nước xả vải từ thương hiệu OMO và Comfort hay các sản phẩm vệ sinh nhà cửa, chén dĩa từ thương hiệu Sunlight, Vim, Cif nằm trong chương trình đều mang đến những ưu điểm vượt trội. Cụ thể là tạo tác động và bảo vệ hệ sinh thái cũng như môi trường sống nhờ khả năng tối ưu hiệu quả sử dụng nước, ứng dụng công nghệ phân hủy sinh học với 100% nguyên liệu có thể tái tạo. Ngoài ra, Unilever còn hợp tác với URENCO trong lĩnh vực xử lý rác thải nhựa E2E, tái chế và tái sử dụng.

Chính vì thế, việc sử dụng các sản phẩm trên không chỉ giúp đảm bảo không gian sống của gia đình bạn luôn được sạch sẽ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình một cách tuyệt đối. Đồng thời, bạn đã có thể góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ “hành tinh xanh”, góp phần tạo nên một không gian thân thiện hơn với môi trường tự nhiên và trái đất.
Trên đây là 3 bí quyết để tạo nên không gian sống thân thiện với môi trường, cho gia đình bạn một cuộc sống chất lượng và an toàn. Đồng thời, môi trường sống cũng được bảo vệ tối ưu hơn. Đừng quên sử dụng các sản phẩm trong chương trình “Clean Future” của Unilever để cảm nhận hiệu quả làm sạch cũng như góp phần gìn giữ “hành tinh xanh” - ngôi nhà chung của chúng ta bạn nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Câu hỏi thường gặp:
Cần lưu ý gì khi theo đuổi lối sống thân thiện với môi trường?
Nhiều người cho rằng mua và sử dụng vật dụng có chất liệu thân thiện với môi trường là đã đủ để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn đúng. Bạn cần lưu ý tái sử dụng cả những vật liệu này nữa!
Làm thế nào để tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong vệ sinh nhà cửa?
Một số nguyên liệu thiên nhiên mang đến khả năng làm sạch tuyệt vời nên bạn có thể tận dụng để vệ sinh nhà cửa hàng ngày. Cụ thể, thành phần Bicarbonate trong baking soda, một chút nước cốt chanh hoặc giấm đều có thể được sử dụng thay thế cho các chất tẩy rửa, giúp diệt vi khuẩn và dầu mỡ cực kỳ hiệu quả.
Những yếu tố nào quyết định một không gian sống thân thiện với môi trường?
Các tiêu chí về một không gian sống lý tưởng và thân thiện với môi trường có thể thay đổi theo từng người. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố như: độ phủ xanh của thực vật, khả năng tái chế của các vật dụng trong gia đình, quá trình xử lý các loại chất thải gia đình…