Unilever logo
Unilever Việt Nam

Hạn chế tối đa rác thải nhựa bằng 4 bí quyết "nhỏ nhưng có võ" giúp bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ

Môi trường sống càng ngày càng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, việc này dẫn đến các tình trạng như biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân phải kể đến, chính là lượng rác thải nhựa “khổng lồ” hằng ngày mà chúng ta vô tình thải ra. Cleanipedia xin mách nhỏ bạn 4 bí quyết để hạn chế tối đa rác thải nhựa cũng như giúp bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ.

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

sống xanh là gì

Thay đổi thói quen dùng ống hút nhựa

Với những ưu điểm như tiện dụng, giá rẻ và bền, ống hút nhựa thường được nhiều chị em ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, việc này gây ra một tác động xấu không nhỏ đến môi trường. Bởi vì theo nhiều thống kê, loại rác thải nhựa này thường mất đến vài trăm năm mới có thể được phân hủy hoàn toàn.

Chính vì vậy, bạn nên thử tập nói không với ống hút nhựa. Thay vào đó là lựa chọn các sản phẩm có khả năng tái sử dụng như ống hút tre, ống hút inox,... Bởi vốn dĩ đây là những chất liệu vô cùng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, những chất liệu này có thể tái sử dụng nhiều lần. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và bảo quản đúng cách thì hoàn toàn có thể yên tâm cho những lần dùng kế tiếp.

>> Xem thêm: 7 cách tái chế ống hút thành vật dụng xinh xắn và tiện lợi

Hạn chế dùng túi nilon

Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các hàng quán thường có xu hướng đóng gói cho bạn bằng những chiếc túi nilon hay hộp nhựa. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy không thật sự cần thiết thì hãy lên tiếng từ chối. Bởi rác thải từ các sản phẩm dùng một lần này cũng cần đến hàng trăm, hàng ngàn năm mới có thể phân hủy trong môi trường.

Giải pháp là mang theo túi vải hay hộp đựng, ly cá nhân hoặc sử dụng chất liệu tự nhiên, khả năng tái sử dụng cao. Thay đổi thói quen này không chỉ góp phần tích cực vào công cuộc giảm thải rác nhựa, còn đảm bảo về mặt an toàn cho sức khỏe cũng như môi trường sống.

Thận Trọng Khi Xử Lý Rác Thải

>> Xem thêm: Có thể bạn đang dùng túi ni lông... sai cách!

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Tái chế các sản phẩm nhựa cũ đã qua sử dụng

Một trong những bí quyết “nhỏ nhưng có võ” để hạn chế rác thải nhựa chính là tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng. Việc làm này chẳng những tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, cho bạn thỏa sức sáng tạo mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Dưới đây là vài tips nhỏ dành riêng cho bạn:

  • Dùng thân chai nhựa để tái chế thành hộp đựng bút thước, dụng cụ học tập cho các bé.

  • Chai nhựa cũng có thể được biến thành các chậu cây bé xinh góp phần tô điểm sắc xanh cho không gian sống của bạn.

Lý do bạn nên sử dụng sản phẩm chăm sóc nhà cửa được làm từ nhựa tái chế

>> Xem thêm: Cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác nhau

Ưu tiên dùng các sản phẩm thân thiện và lành tính với môi trường

Việc ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường chẳng những tác động tích cực đến sức khỏe của con người mà còn góp một phần không nhỏ vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Thấu hiểu được vấn đề này, Unilever đã khởi xướng chương trình “Tương lai xanh” (hay còn gọi là “Clean Future”), với mục tiêu mang các dòng sản phẩm sạch, an toàn và lành tính từ các thương hiệu nổi tiếng như Sunlight, Cif, Vim, OMO, Comfort đến với người tiêu dùng. 

Tưới nước cho cây

Các sản phẩm trong chương trình “Clean Future” đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, với 100% cacbon tái chế hoặc chỉ chứa một lượng cacbon thấp nhất ở mức cho phép. Bên cạnh, khả năng làm sạch hiệu quả và nhanh chóng, ngay cả trong điều kiện lạnh, sản phẩm còn có khả năng tái chế, tái sử dụng và phân hủy sinh học. Đồng thời, vỏ chai được sản xuất từ 100% nhựa tái chế PCR nên hoàn toàn không thải rác thải nhựa ra môi trường. Đặc biệt hơn chính là sự kết hợp dài hạn giữa URENCO và Unilever trong việc hợp tác để giải quyết các vấn đề về nhựa E2E cũng như khả năng tái chế, tái sử dụng của chúng.

Việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như trên không chỉ giúp cho nhà cửa luôn được vệ sinh sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, bạn cũng đã và đang góp phần to lớn vào việc bảo vệ hành tinh, góp phần tạo nên một không gian thân thiện hơn với môi trường tự nhiên.

Trên đây là 4 bí quyết “nhỏ nhưng có võ” mà bạn không nên bỏ qua để giảm thiểu tối đa rác thải nhựa ra môi trường. Mặc dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng một môi trường sống xanh, sạch và đẹp cho thế hệ mai sau, bạn nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp

Để phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày nên làm như thế nào?

Bạn nên tách riêng chất thải hữu cơ dễ phân hủy và tận dụng làm phân bón như vỏ rau củ quả, thức ăn thừa hoặc lá cây. Những phần rác thải có khả năng sử dụng tái chế như giấy, vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa, chai thủy tinh,.. nên để riêng. Phần chất thải còn lại nên được gói gọn lại và chuyển cho đơn vị thu gom chất thải vận chuyển đến nơi xử lý.

Những loại rác thải nào có thể tái chế được?

1. Rác thải nhựa, kim loại, thủy tính: chai nhựa, chai thủy tinh... 2. Bìa, thùng giấy. 3. Bao ni lông thực phẩm. 4. Các thiết bị điện. 5. Quần áo cũ.

Khi tái chế rác thải nhựa, bạn cần lưu ý những gì?

1. Cần lưu ý vệ sinh kỹ rác thải nhựa trước khi tái chế. 2. Tuyệt đối tránh xa các chai nhựa độc hại như chai thuốc tẩy, chai đựng chất hóa học. 3. Hạn chế nhất có thể việc đốt rác thải nhựa khi tái chế.

Chất lượng của các sản phẩm trong chương trình Clean Future có thật sự tốt hay không?

Cleanipedia xin trả lời là có! Mặc dù các sản phẩm trong chương trình đều thay các hóa chất công nghiệp bằng 100% thành phần từ carbon tái chế hoặc chỉ giữ lại một lượng nhỏ carbon. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn đạt hiệu quả cao trong việc làm sạch và xử lý vết bẩn, ngay cả trong điều kiện nước lạnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Xuất bản lần đầu