Chi tiết cách vận hành và sử dụng máy lọc không khí
Mỗi loại máy lọc không khí đều có những ưu nhược điểm riêng để bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên không vì thế mà cách dùng máy lọc không khí các loại khác nhau.
Bạn chỉ cần nắm cơ bản 5 bước sau để thực hiện:
Bước 1: Bạn hãy chọn vị trí tốt nhất để đặt chiếc máy lọc không khí
Máy lọc không khí loại nào cũng vậy cũng cần có khoảng trống ở cả 4 phía, đặc biệt là ở phía sau và phía trên để không khí có thể lưu thông một cách phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên chú ý kích cỡ của loại máy mình chọn. Nếu diện tích gian phòng nhà bạn không quá rộng thì bạn nên chọn loại nhỏ hoặc vừa để máy có thể vận hành một cách tốt nhất. Nếu ngược lại, bạn hoàn toàn có thể chọn chiếc máy có kích cỡ lớn.
Bước 2: Hướng dòng chảy hoạt động của máy theo đúng hướng
Trong trường hợp gian phòng của bạn khá rộng, bạn nên đặt máy làm sao cho không khí có thể đến được các vị trí xa nhất của góc phòng.
Tuy nhiên, nếu gian phòng của bạn nhỏ thì vấn đề này bạn không cần phải quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể đặt ở bất cứ chỗ nào nhưng phải đảm bảo được khoảng cách giữa máy lọc và vách tường.
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Bạn lưu ý rằng gian phòng càng nhỏ, sự lưu thông và tiếp cận nguồn không khí sạch sẽ càng cao hơn.
Bước 3: Để máy vận hành trong nhiều giờ và đừng vội tắt đi
Sử dụng đồ điện tử chắc hẳn bạn rất sợ hao điện, nhưng bạn đừng lo với thiết kế hiện đại ngày nay, các thiết bị này đều có thể vận hành một cách tiết kiệm nhất. Bạn có thể để máy vận hành trong nhiều giờ mỗi ngày nhằm giúp không khí trong căn phòng nhà bạn trở nên sạch sẽ hơn.
Bước 4: Quá trình vận hành, bạn nên đóng các cửa sổ và cửa ra vào
Tương tự với cách vận hành của máy điều hòa, để máy lọc không khí trở hoạt động tốt và hiệu quả nhất, bạn nên đóng hết các cửa sổ và cửa ra vào. Máy sẽ không thể vận hành tốt nếu như cửa sổ và cửa ra vào của bạn đang mở.
Bằng công nghệ HEPA hiện đại giúp giữ lại các chất ô nhiễm có hại từ không khí cùng bộ lọc carbon hấp thụ khói bụi, mùi hôi... hẳn là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong ngôi nhà mình.
Bước 5: Định kỳ thay bộ lọc thường xuyên
Nhằm đảm bảo máy lọc không khí được vận hành hiệu quả, đúng với chức năng của nó, bạn nên định kỳ thay bộ lọc vào hằng năm hoặc có thể ngắn hơn. Để hiểu rõ về thời gian thay cũng như cách thay, bạn nên xem thêm sách hướng dẫn cách dùng máy lọc không khí đi kèm với sản phẩm.

Lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí
Bạn muốn tối ưu hiệu quả hoạt động, vậy bạn nên chú ý đến cách dùng máy lọc không khí theo những điều sau đây:
Không phủ nhận về chất lượng của các bộ lọc giúp giữ lại các hạt bụi bẩn ô nhiễm làm hại sức khỏe chúng ta, nhưng qua thời gian hoạt động hiệu quả của chúng sẽ giảm dần. Do đó, nếu bạn chọn máy lọc không khí dạng màng lọc, bạn nên thay thường xuyên và những sản phẩm này thường có giá thành cao hơn. Trái lại với những loại máy lọc không khí hút bụi tĩnh điện, dù bạn không phải thay màng lọc nhưng bạn lại tốn nhiều năng lượng hơn để làm sạch tấm tĩnh điện.
Đối với những máy lọc có hiệu suất cao, bạn có thể kiểm tra chỉ số thay thế, nếu không bạn có thể bật bộ lọc để kiểm tra độ ô nhiễm của bộ lọc để biết mình có nên thay bây giờ hay không.
Vai trò chính của máy lọc không khí là để làm sạch không khí trong gian phòng chứ không có chức năng tạo ra oxy, vì thế nếu dùng lâu dài trong gian phòng kín thì lượng oxy sẽ thiếu dần đi và cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình đấy. Vậy nên, dùng máy lọc không khí lâu dài, thi thoảng bạn nên mở cửa sổ để thông gió nhưng cũng nên kiểm tra chất lượng không khí bên ngoài.
Khi sử dụng máy lọc không khí, bạn nên quan sát mức độ ô nhiễm môi trường khu vực bạn sinh sống để chọn thời gian sử dụng phù hợp. Trong trường hợp chất lượng không khí tốt thì chúng ta không cần bật máy lọc không khí quá dài.
Quá trình sử dụng máy lọc không khí, đặc biệt là loại tĩnh điện, bạn nên chú ý để trẻ em tránh xa vì điện áp cao có thể khiến trẻ bị giật điện. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý để tránh xa nguồn lửa vì nếu để máy vô tình hít phải tàn thuốc chẳng hạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.
Bạn không nên để máy quá gần người vì xung quanh có nhiều khí độc hại. Đồng thời, cố gắng đừng để máy dựa vào tường hoặc đồ đạc trong nhà mà tốt nhất hãy để ở vị trí trung tâm hoặc cách tường 1m.
Bạn nên chú ý các chi tiết nhỏ bên trong máy lọc không khí khi sử dụng. Ví dụ như máy có công nghệ lọc ướt bạn nên chú ý đừng dùng vào mùa mưa hè hoặc thời điểm có độ ẩm cao vì khi đó máy sẽ hoạt động không hiệu quả, làm giảm tác dụng của máy đáng kể.
Bạn có thể dùng chức năng hẹn giờ và có thể mở theo từng phòng sau khi cửa ra vào và cửa sổ được đóng lại.
Các câu hỏi thường gặp về cách dùng máy lọc không khí
Đề cập đến cách dùng máy lọc không khí, chắc chắn không thể thiếu các vấn đề thắc mắc thường gặp. Dưới đây là một vài giải đáp cho bạn:
Phòng ngủ có là nơi thích hợp để đặt máy lọc không khí?
Giấc ngủ của bạn chỉ thật sự sâu khi được hít thở không khí sạch, giúp đào thải độc tố và cơ thể khỏe mạnh hơn, do đó dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ là sự lựa chọn đúng đắn.
Đặt máy lọc không khí có cần đóng kín cửa?
Cách tốt nhất để máy lọc không khí đạt hiệu quả là bạn nên làm kín căn phòng bằng việc niêm dán các khe hở, nhất là ở vị trí cửa sổ và cửa ra vào. Tuy nhiên, cách làm này cũng có những mặt trái nếu như căn phòng của bạn có quá nhiều người, lượng khí cacbonic đạt đến nồng độ cao có thể khiến chúng ta chóng mặt.
Nên đặt máy lọc không khí ở đâu?
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể đặt ở các phòng, miễn làm sao đảm bảo được rằng vị trí máy ở trung tâm gian phòng hoặc cách tường không quá 1m. Song, thử nghiệm gần đây nhất cho thấy, bạn có thể đặt cách tường 10cm vẫn đạt hiệu quả tốt nhé!
Trong trường hợp còn thắc mắc về cách dùng máy lọc không khí, bạn có thể liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc điểm bán để được hỗ trợ. Hy vọng v ới những chia sẻ này giúp ích cho bạn nhiều hơn trong quá trình sử dụng máy lọc không khí!
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.