Dấu chân Carbon là gì? Tại sao mỗi chúng ta cần giảm thiểu số dấu chân Carbon?
Dấu chân carbon, hay còn được gọi bằng thuật ngữ “Carbon Footprint” là tổng lượng phát thải khí nhà kính. Lượng khí này đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hay dịch vụ.
Dấu chân carbon bao gồm các chất sau đây:
Carbon dioxide (CO2) - Loại khí mà con người thải ra nhiều nhất
Metan (NH4)
Nitơ oxit (NO2)
Flo (F)
Đây là những loại khí nhà kính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Dấu chân carbon phát thải trực tiếp khi bạn dùng năng lượng để lái xe hay sử dụng các thiết bị điện. Chúng thải gián tiếp khi bạn dùng bất kể vật dụng nào cần năng lượng để sản xuất ra chúng, chẳng hạn quần áo hay thực phẩm. Thông thường, phần lớn lượng khí thải carbon của một cá nhân sẽ phần lớn đến từ giao thông vận tải, nhà ở hoặc thực phẩm hằng ngày.
Vậy tại sao mỗi người cần giảm dấu chân carbon?
Mối đe dọa sinh thái này đều là kết quả từ hoạt động sống của loài người trên Trái Đất. Điều này được chứng minh từ tất cả những nghiên cứu gần đây cho thấy: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng cao, hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra liên tục và khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao hay biển lấn bờ ngày càng đáng báo động, hiện tượng axit hóa diễn ra mạnh mẽ.
Bằng cách giảm lượng khí thải ra môi trường, bạn đã góp phần vào việc hạn chế tối đa lượng khí thải nhà kính. Tất cả mọi người đều phải điều chỉnh dù là từ những điều nhỏ nhặt nhất để mang lại kết quả lớn trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.
Không chỉ đơn giản là bảo vệ môi trường, giảm dấu chân carbon còn giúp bạn có một lối sống lành mạnh hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn như một bầu không khí lành mạnh hay những bữa ăn lành mạnh, hoá đơn tiêu thụ điện năng giảm. Những lợi ích từ việc giảm lượng khí thải carbon cũng có nghĩa là bạn đang nỗ lực hết mình để “chiến đấu” lại biến đổi khí hậu.
3 hành động bạn có thể thực hiện để giảm dấu chân Carbon
Giảm thực phẩm từ thịt và sữa bò
Bạn có biết, khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất và nông nghiệp là một trong những vấn đề lớn và nghiêm trọng hơn cả nhiên liệu hóa thạch. Trên thực tế, loại thực phẩm gây ra dấu chân carbon lớn nhất đến từ thịt bò và sữa bò. Cụ thể, cứ 1kg thịt bò sẽ phát thải lượng CO2 tương đương với lượng CO2 của một chiếc ô tô chạy quãng đường 27km.
Những loại thịt đỏ sẽ tạo ra lượng khí thải nhiều gấp 5 lần, lượng nước tiêu thụ gấp 11 lần và so với những loại gia cầm. Bởi vậy, nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng thực phẩm thịt đỏ và sữa động vật. Bạn nên ăn nhiều loại hạt, rau củ hoặc chế độ ăn thuần thực vật để vừa tốt cho sức khoẻ, vừa bảo vệ môi trường nhé.
Dùng năng lượng, sản phẩm sạch và bền vững
Hiện nay, nhiều gia đình đang và đã chuyển dần sang thói quen sử dụng năng lượng, sản phẩm chăm sóc bản thân, nhà cửa bền vững. Việc làm này với mục đích giảm tải tối đa lượng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, nhựa, nilon và khí đốt tự nhiên. Không chỉ vậy, một số sản phẩm chăm sóc nhà cửa có thành phần từ thiên nhiên, phù hợp để sử dụng cho gia đình có trẻ nhỏ cũng như hạn chế nước thải độc hại ra môi trường.
Trồng cây xanh
Dù bạn sống ở căn hộ hay ở không gian rộng rãi, vườn tược thoáng mát thì việc trồng cây xanh cũng là một trong những phương pháp giảm dấu chân carbon vô cùng hiệu quả. Chúng ta đều biết rằng, thực vật hấp thụ carbon dioxide và tạo ra oxy có lợi cho sức khỏe của con người. Bởi vậy, hãy trồng cây xanh trong nhà hoặc ngoài vườn bạn nhé!

Chương trình “Tương Lai Xanh” - Hành trình bảo vệ “mẹ Trái Đất” khỏi dấu chân Carbon từ Unilever
Các sản phẩm tiêu dùng từ Unilever không đơn giản chỉ dừng lại ở công năng làm sạch vượt trội mà còn có thể vươn xa hơn, với sứ mệnh bảo vệ “mẹ Trái Đất” khỏi dấu chân carbon và những thực trạng đáng báo động mà môi trường đang đối mặt. Vậy chương trình “Tương lai xanh - Sạch nhà nhỏ, Xanh nhà chung” là gì?
“Tương Lai Xanh” là chương trình vì cộng đồng và môi trường được khởi xướng bởi tập đoàn Unilever đã chính thức ra mắt tại Việt Nam. Thông qua chương trình, Unilever mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất để người tiêu dùng có thể yên tâm chăm sóc gia đình, nhà cửa một cách hiệu quả. Đồng thời giúp người dùng theo đuổi lối sống lành mạnh, bền vững và chung tay tạo nên sự thay đổi lớn trong công cuộc bảo vệ “mẹ Trái Đất”.
Chương trình “Tương Lai Xanh” nâng cấp sản phẩm OMO, Comfort, Cif, Sunlight, Vim và Lifebuoy đạt chất lượng “xanh sạch” toàn diện
Cụ thể hơn, Unilever nỗ lực thay thế 100% carbon trong tất cả các công thức sản phẩm chăm sóc nhà cửa của thương hiệu bằng nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường. Phương pháp “Cầu vồng carbon” được áp dụng triệt để trong chương trình của Unilever. Theo đó, các nguồn carbon hóa thạch không thể tái tạo (carbon đen) sẽ được thay thế bằng cách thu carbon từ khí CO2, thực vật hay nguồn sinh học, các nguồn tài nguyên biển như tảo và carbon thu được từ vật liệu phế thải.
Về bao bì, các sản phẩm ưu tiên sử dụng nguyên liệu nhựa tái sinh thân thiện với môi trường, đồng thời kết nối với các tổ chức tái chế giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa một cách tối ưu. Thêm vào đó, những công thức làm sạch bên trong sản phẩm đều được cam kết làm từ thành phần thiên nhiên, có khả năng phân huỷ sinh học lên đến 100%, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo hệ hệ sinh thái tự nhiên.
3 cam kết nổi bật trong chương trình “Tương Lai Xanh”:
Đến năm 2030, loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ cacbon hóa thạch không thân thiện môi trường.
Thành phần công thức phân hủy sinh học đến 100%
Giảm lượng nhựa nguyên sinh & sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì: Đến năm 2025, 100% bao bì sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy. Đồng thời, hơn 25% bao bì sử dụng nhựa tái chế.

Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về dấu chân carbon cùng những hệ luỵ của chúng. Vì một hành tinh không còn dấu chân carbon, hãy hành động ngay từ hôm nay bạn nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.