1. Nấm mốc là gì và nguyên nhân gây ra nấm mốc?
Nấm mốc là gì? Nấm mốc chính là một loài sinh vật có chân hạch, được cấu tạo từ những tế bào chứa diệp lục. Nấm mốc thường sống ký sinh với vách tế bào được hình thành từ chitin. Nấm mốc thường có cấu tạo hình sợi được phát triển dưới dạng đơn bào. Nấm mốc sinh sản theo hình thức vô tính hoặc hữu tính. Các loại nấm mốc thường gặp bao gồm: Mốc trắng, Mucor và mốc xanh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm mốc, thường gặp nhất phải kể tới:
- Do sử dụng chất kết dính trong xây dựng: Những loại vật liệu có khả năng kết dính trong xây dựng như: Cát, xi măng, vôi... có tính hấp thụ nước cao. Vì vậy, khi nước mưa ngấm vào tường trong một thời gian sẽ hình thành nên nấm mốc trên tường.
- Yếu tố thời tiết: Khi mưa nắng thất thường sẽ khiến trần nhà thường xuyên bị ẩm ướt. Nếu như tình trạng này kéo dài, đặc biệt vào mùa mưa nồm sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc xuất hiện trên tường nhà.
- Tường và trần nhà không được chống thấm: Thêm một nguyên nhân khác gây nên tình trạng nấm mốc tường của gia đình bạn đó là do không được chống ẩm hay chống thấm. Việc dùng các sản phẩm chống thấm giúp tạo màng để bảo vệ cho trần nhà tránh được các tác động của ẩm mốc.
Tham khảo: Cách xử lý tường ẩm mốc bong tróc tiết kiệm

2. Cách chống nấm mốc hiệu quả
Để thực hiện cách chống nấm mốc hiệu quả tại nhà, bạn cần thực hiện theo những lưu ý dưới đây:
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
- Sử dụng những loại sơn có khả năng chống thấm, từ đó giúp tránh được tình trạng nấm mốc xuất hiện trên vách tường.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các khu vực dễ bị đọng nước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn v à nấm mốc phát triển.
- Nếu phát hiện thấy có tình trạng nước bị rò rỉ cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt.
- Vệ sinh máy lạnh, máy điều hòa định kỳ.
- Trong trường hợp thấy xuất hiện vết nứt trên tường nhà cần nhanh chóng diệt nấm mốc. Tránh để kéo dài sẽ khiến nước xâm nhập gây nên hiện tượng nấm mốc.
- Vào mùa nồm ẩm có thể sử dụng các loại máy có tác dụng hút ẩm lọc không khí. Có thể dùng tủ chống ẩm để bảo vệ những vật dụng quan trọng.
- Có thể kết hợp sử dụng những vật liệu có khả năng hút ẩm tốt như: Hạt hút ẩm, vôi sống, lá trà khô, than hoạt tính...
- Tuyệt đối không nên cất quần áo khi chưa khô.
- Không nên mở cửa sổ vào những ngày trời nồm ẩm và nên lau nhà thường xuyên.
- Thường xuyên vệ sinh, giặt giũ chăn ga, gối đệm.
Có thể bạn quan tâm: 6 loại giấy dán tường chống ẩm mốc trong nhà tốt nhất giá từ 60k/m2

3. Cách tẩy vết nấm mốc đúng cách
Cách tẩy vết nấm mốc đúng cách và an toàn hiện nay được nhiều người áp dụng đó là dùng giấm. Đối với những vết nấm mốc xuất hiện trên bề mặt vách tường, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Giấm trắng, găng tay, xà phòng, nước, bình xịt và bàn chải.
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần đeo găng tay cao su để đảm bảo an toàn và chống các chất độc hại gây kích ứng da.
Bước 2: Hòa tan nước và xà phòng. Sau đó, dùng bàn chải thấm đều hỗn hợp vừa pha rồi chà đều lên khu vực có nấm mốc.
Bước 3: Tiếp theo, đổ giấm vào trong bình xịt rồi phun đều lên những khu vực có vết nấm mốc. Rồi dùng bàn chải chà thật mạnh để làm sạch nấm mốc. Cuối cùng, bạn chỉ cần đợi chờ tường khô là được.
Còn với trường hợp nấm mốc xu ất hiện trên quần áo, còn tùy theo là mốc trắng hay mốc đen bạn sẽ có cách xử lý riêng. Nếu là mốc trắng thì có thể dùng baking soda ngâm với quần áo khoảng 10 phút rồi giặt sạch. Hoặc mốc đen thì nên dùng sử dụng kết hợp baking soda với giấm và bột giặt hoặc các loại nước tẩy quần áo.
Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được nấm mốc là gì? Mẹo ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả và nhanh chóng. Đừng quên thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích nhất trong cuộc sống tại Cleanipedia bạn nhé.
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.