Unilever logo
Unilever Việt Nam

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lọc không khí đúng chuẩn 2023

Vệ sinh máy lọc không khí nên được thực hiện thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn tích tụ bên trong, bảo vệ sức khỏe người dùng cũng như nâng cao độ bền của thiết bị. Vậy các bước thực hiện như thế nào? Cùng Cleanipedia tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Cách vệ sinh máy lọc không khí

Reading time: 4 minutes

Quy trình vệ sinh máy lọc không khí đúng chuẩn

Vệ sinh bên ngoài máy lọc không khí

Việc vệ sinh bên ngoài máy lọc không khí là điều khá dễ dàng. Bạn hãy sử dụng khăn ướt đã tẩm qua cồn nhẹ nhàng lau qua các bề mặt của thiết bị. Đối với những chi tiết nhỏ mà khăn chưa thể chạm đến, bạn có thể dùng tăm bông để vệ sinh. Bên cạnh đó, tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa quá mạnh khi làm sạch máy lọc không khí nhằm hạn chế nguy cơ bào mòn vỏ ngoài của thiết bị. 

>> Xem thêm: Máy lọc không khí nào tốt? Cách sử dụng và lựa chọn

Vệ sinh bộ lọc máy lọc không khí

Bộ lọc thô

Với bộ lọc thô, bạn có thể dùng bàn chải để loại bỏ phần lớn bụi bẩn đang bám trên màng lưới. Sau đó, hãy ngâm bộ lọc trong chậu rửa khoảng 30 phút, dùng khăn chà kỹ 2 lưới. Theo khuyến cáo, bạn không nên dùng bùi nhùi hoặc bàn chải có lông quá cứng để thực hiện vệ sinh bộ lọc thô bởi có thể gây hư hỏng cho bộ phận này

Bộ lọc HEPA

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Bộ lọc HEPA được xem là bộ phận quan trọng của máy lọc, giúp loại bỏ hầu hết các loại bụi siêu nhỏ lơ lửng trong không khí cũng như các mầm bệnh gây hại khác mà mắt thường không nhìn thấy được. Bộ lọc HEPA được chia ra làm 2 loại: rửa được (washable) và không rửa được (unwashable) 

  • Với bộ lọc HEPA rửa được: Bạn chỉ cần tháo rời bộ lọc, dùng máy hút bụi để làm sạch sơ qua và tiến hành ngâm cùng nước hoặc dùng vòi hoa sen xịt lên lưới lọc nhằm loại bỏ bụi đang bám chặt. Sau đó, chỉ cần tiến hành phơi khô rồi lắp lại vào máy là có thể sử dụng như bình thường. 

  • Với bộ lọc HEPA không rửa được: Trong trường hợp lọc không khí sở hữu bộ lọc không rửa được, bạn đừng dùng nước hoặc dung dịch vệ sinh tiếp xúc trực tiếp với lưới lọc mà thay vào đó là dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau qua. 

Nếu muốn đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định cũng như bảo vệ sức khỏe người dùng một cách tối đa, bạn nên thay mới bộ lọc mỗi 1 năm hoặc tùy theo tần suất sử dụng. 

Bộ lọc loại bỏ fomandehit

Formaldehyde hay fomandehit là một chất khí không màu và có mùi nồng. Nếu hít phải loại khí nào quá nhiều có thể gây khó thở, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục hoặc thậm chí đau đầu. 

Hiểu được tính nguy hại của loại khí này, các nhà sản xuất đã tích hợp thêm bộ lọc  fomandehit vào trong máy lọc không khí nhằm tạo ra môi trường trong lành, hạn chế sự hiện diện của các yếu tố bất lợi đối với sức khỏe.  Việc vệ sinh bộ lọc loại bỏ fomandehit không hề phức tạp, bạn chỉ cần dùng cọ lông mềm quét sạch bề mặt của lưới lọc mà thôi. 

>> Xem thêm: Máy lọc không khí ô tô là gì? Có nên mua máy lọc không khí ô tô không? 

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lọc không khí

Sau đây, Cleanipedia sẽ hướng dẫn đến bạn cách vệ sinh máy lọc không khí vừa hiệu quả và khoa học để giúp thiết bị có thể hoạt động ổn định lâu dài, cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Tiến hành ngắt điện thiết bị để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn

  • Bước 2: Bạn hãy tháo rời và phân loại bộ phận nhằm giúp quá trình vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn

    • Bộ phận có thể vệ sinh với nước như màng lọc thô sẽ cần được làm sạch trước tiên.

    • Các bộ phận còn lại, bạn hãy lần lượt dùng chổi hoặc máy hút bụi để loại bỏ bụi, dị vật đang bám trên lưới lọc. 

  • Bước 3: Khi vệ sinh bộ phận cảm biến của thiết bị, nên ưu tiên khăn mềm lau sơ qua thay vì chà xát mạnh 

  • Bước 4: Sau khi các bộ phận đã khô, bạn hãy lắp ráp lại như ban đầu, chú ý nhớ thứ tự cũng như mặt trước, mặt sau để hạn chế sai khớp và khiến máy không hoạt động được. 

  • Bước 5: Tiến hành lau vỏ ngoài của máy lọc không khí bằng dung dịch làm sạch đa năng 

  • Bước 6: Khởi động máy và kiểm tra xem liệu có tình trạng bất thường nào xuất hiện không (Ví dụ như máy kêu to, mùi lạ xuất hiện…)

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được cách vệ sinh máy lọc đúng chuẩn và chính xác nhất. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên để cập nhật thêm các mẹo hay chăm sóc nhà cửa và gia đình nhé.

Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu