Unilever logo
Unilever Việt Nam

Có phải viêm da tiếp xúc là bị dị ứng không?

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh về da thường được nhiều người nhắc tới. Liệu bạn đã biết đó là bệnh gì, nó có giống với bị dị ứng không và làm sao để chữa trị hay phòng tránh? Đừng bỏ qua bài viết này của Cleanipedia!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Viêm da tiếp xúc bị dị ứng

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là một trong những loại bệnh về viêm da. Triệu chứng thường thấy là da nổi mẩn đỏ, phát ban liên tục từ 1-3 ngày. Một số người còn bị ngứa và mảng mẩn đỏ lan rộng dần. Loại viêm da này được phân loại thành 3 loại nhỏ: 

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bạn có thể sẽ bị viêm da dạng này nếu da tiếp xúc với những chất không phù hợp với cơ địa của làn da; hoặc chất đó không an toàn, gây dị ứng cho mọi loại da.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Nguyên nhân là do bạn tiếp xúc với những chất kích thích như rượu, bia hay chất có cồn khác…

  • Viêm da phototoxic: Loại viêm da này khá đặc biệt. Tình trạng bệnh chỉ xuất hiện khi da bị ánh sáng mặt trời chiếu vào, kích hoạt các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Do vậy số người bị viêm da dạng này không phổ biến như hai dạng trên.

Như vậy có thể kết luận rằng, nếu bạn bị dị ứng, có thể bạn bị viêm da tiếp xúc hoặc viêm da phototoxic. Nhưng nếu bạn bị viêm da tiếp xúc, chưa chắc bạn đã bị dị ứng. Bởi như Cleanipedia đã chỉ ra, ngoài viêm da tiếp xúc dị ứng còn có cả viêm da tiếp xúc kích ứng nữa.

Viêm da tiếp xúc

Những dấu hiệu triệu chứng của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể được phân thành viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Nhìn chung, cả hai dạng đều có một số dấu hiệu như: 

  • Da bắt đầu khô ráp

  • Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy

  • Cảm giác ngứa rát dữ dội, kéo dài từ 24 - 36 tiếng sau khi tiếp xúc

  • Nổi các mẩn đỏ, rộp da. Các vết rộp có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác

  • Các vết rộp có chảy nước. Chất lỏng của vết rộp không thể lây nhiễm cho người khác

  • Phát ban

  • Da đóng vảy, sưng lên

  • Ngoài ra, tùy theo cơ địa và thể trạng mà bạn còn có thể mắc một số triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, mệt mỏi,...

Viêm da tiếp xúc

Cách điều trị viêm da tiếp xúc

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc không quá khó, nhưng người bệnh cần kiên trì và cẩn thận. Nếu trước đó đã từng bị rồi và đang bị nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách rửa sạch vùng da bị dị ứng bằng xà phòng (an toàn). Nếu bị phồng rộp, bạn có thể đắp gạc ẩm lạnh để đỡ đau và vết phồng dần xẹp xuống. 

Còn trong trường hợp vùng da nổi đỏ ngày càng lan rộng sau vài ngày, bạn hãy lập tức đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ khám, và tùy mức độ nặng nhẹ sẽ cấp thuốc uống, thuốc bôi ngoài da để chữa trị.

Cách chăm sóc và chế độ sinh hoạt phù hợp khi bị viêm da tiếp xúc

1. Đến các cơ sở y tế 

Thông thường, người bị dị ứng, viêm da tiếp xúc có thể tự khỏi sau một thời gian nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp bệnh có diễn biến xấu hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp bạn có những dấu hiệu sau, hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để được chẩn đoán điều trị:

  • Các vết phát ban, mẩn đỏ trên da không được cải thiện trong vòng 1 vài tuần

  • Vùng da bị dị ứng, phát ban gây ngứa ngáy, đau rát liên tục không dừng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn

  • Vùng da bị phát ban gây đau, lây trên diện rộng

  • Vùng da phát ban làm ảnh hưởng đến “vùng nhạy cảm" hoặc mặt của bạn

  • Bạn bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó thở, ho liên tục hoặc thở khò khè nhiều ngày, bạn cũng nên nhanh chóng đến bệnh viện.

2. Áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách chăm sóc da phù hợp khi da bị dị ứng, viêm da tiếp xúc, bạn còn có thể tự cải thiện tình trạng viêm da của mình nếu có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Hãy lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn đủ món, đủ chất. Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn không cần phải kiêng khem trong việc ăn uống.

  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục là một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi bạn tập thể dục, da sẽ đổ mồ hôi gây nóng rát và ngứa nhiều hơn. Vì thế sau khi tập thể dục xong, bạn cần nhanh chóng làm mát da bằng cách lấy nước lạnh để rửa da hoặc dùng khăn mát, vải mềm để lau mồ hôi.

  • Chọn các loại xà phòng, chất tẩy rửa dịu nhẹ, không có chất khử mùi, hương liệu,... để tránh da bị dị ứng. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho da. 

3. Tự điều trị viêm da dị ứng tại nhà

  • Bạn có thể bôi các loại lotion để làm dịu da, tránh cảm giác ngứa ngáy cho da.

  • Sử dụng thuốc steroid. Tuy nhiên, thuốc nên được dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Dùng thuốc kháng histamin. Vì đây là thuốc kháng sinh nên bạn chỉ được sử dụng trong trường hợp ngứa ngáy kéo dài và ngừng uống khi cảm giác ngứa đã được thuyên giảm.

Phòng tránh viêm da

Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm da dị ứng chủ yếu là do mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa.. Còn nguyên nhân gây viêm da kích ứng lại chủ yếu do đồ ăn, thức uống. Dưới đây là một số tips giúp bạn phòng tránh viêm da tiếp xúc:

  • Mang quần áo bảo hộ trong môi trường làm việc có nhiều chất có thể gây hại đến sức khỏe con người.

  • Thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhằm loại bỏ vi khuẩn trên da, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

  • Chọn loại chất tẩy rửa an toàn cho da khi rửa chén đĩa tại nhà. Đây là việc làm thường xuyên, diễn ra hàng ngày nên bạn hãy chú ý chọn sản phẩm chất lượng. Nếu không biết mình sẽ bị dị ứng với sản phẩm như thế nào, tốt hơn hết, hãy chọn chất tẩy rửa có thành phần tự nhiên. Sunlight Diệt khuẩn là một trong những sản phẩm nước rửa chén mà chị em nội trợ nên cân nhắc. Với chiết xuất chanh và lá bạc hà, nước rửa chén Sunlight Diệt khuẩn có khả năng diệt sạch 99,9% vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Đặc biệt, sản phẩm được Viện Da Liễu Trung ương chứng nhận dịu nhẹ với da tay, nên bạn không phải lo lắng bị khô da khi sử dụng.

  • Thoa kem chống nắng khi làm việc dưới trời nắng nóng trong thời gian dài.

  • Nếu nuôi động vật trong nhà, hãy vệ sinh cho chúng sạch sẽ.

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất gây kích ứng như rượu bia, hải sản hay trứng, bơ sữa. 

Có rất nhiều dạng da bị dị ứng và mỗi dạng sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Vậy nên bạn cần nhận biết rõ da của mình đang bị bệnh dị ứng thuộc dạng nào để có cách chữa trị đúng đắn và kịp thời. 

>>> Xem thêm: dưỡng da taynước giặt cho bétrẻ bị viêm họngbệnh viêm da ở trẻ,...

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Xuất bản lần đầu