7 Dụng cụ nhà bếp bạn cần vệ sinh kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe
1. Đũa
Đũa là một trong những dụng cụ bếp được sử dụng hằng ngày. Vì thế, đây cũng là dụng cụ luôn nằm trong diện có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm mốc cao nhất và dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Có rất nhiều cách để bạn làm sạch đũa, phổ biến nhất chính là rửa đũa với các loại nước rửa chén sau khi ăn xong.
Bên cạnh đó, bạn cũng n ên chú ý khử trùng đũa với nước sôi và phơi nắng ít nhất 1-2 lần/tháng. Với đũa gỗ hoặc đũa tre, để tránh nấm mốc, bạn nên lưu ý phải rửa sạch và không ngâm đũa trong nước bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc bằng cách đun sôi hỗn hợp muối và nước từ 5 - 7 phút. Sau đó, cho đũa vào ngâm trong 5 phút rồi vớt đũa ra.

2. Thớt
Để chế biến thức ăn, bạn cần dùng đến thớt mỗi ngày phải không nào? Bạn nên đầu tư 2 loại thớt khác nhau để sử dụng trong bếp. Một loại thớt dùng để thái rau quả, đồ chín và một loại thớt chuyên dùng để thái đồ sống. Bởi vì khi thớt tiếp xúc với thực phẩm tươi sống sẽ có nguy cơ gây bệnh nếu không được diệt vi khuẩn thường xuyên.

Vệ sinh các dụng cụ nhà bếp là việc làm cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo cho các vật dụng được sạch bong, an toàn, đồng thời giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và cả gia đình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại nước rửa chén phù hợp cũng quan trọng không kém.
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Trong nhiều loại nước rửa chén trên thị trường hiện nay, nước rửa chén Sunlight Diệt khuẩn giúp bạn vệ sinh các vật dụng nhà bếp vô cùng hiệu quả. Sản phẩm có chiết xuất chanh và lá bạc hà, có khả năng diệt sạch 99,9% vi khuẩn được viện Pasteur TP. HCM kiểm nghiệm định kỳ.
3. Mặt bếp
Khi nấu ăn, bạn sẽ không thể nào tránh khỏi tình trạng làm bắn thức ăn, dầu mỡ lên bề mặt bếp. Vì vậy, bên cạnh việc làm sạch dụng cụ bếp, đừng quên lau bề mặt bếp bạn nhé. Bạn nên lau ngay sau mỗi lần nấu ăn để tránh vết bẩn thức ăn bám lên bề mặt bếp và khó làm sạch sau này. Lưu ý, khi vệ sinh mặt bếp từ hay vệ sinh mặt bếp hồng ngoại thì bạn cần đợi bếp đã nguội hẳn rồi hãy vệ sinh bạn nhé.

4. Lò vi sóng
Trong danh sách các loại dụng cụ bếp cần làm sạch, không thể không kể đến lò vi sóng phải không nào? Khi dùng thường xuyên, lò vi sóng sẽ bị bám các vết dầu mỡ ở phía trong, rất khó để làm sạch. Vì vậy cách vệ sinh lò vi sóng là bạn có thể lấy một bát nước dấm pha loãng vào lò vi sóng, đun sôi nước ở nhiệt độ cao, tạo ra nhiều hơi nước trong lò. Tiếp theo, bạn có thể lấy một miếng cọ rửa để làm sạch chất tẩy rửa rồi dùng khăn mềm sạch để lau lại.

5. Máy xay sinh tố
Khi dọn dẹp và làm sạch gian bếp nhà mình, đừng quên vệ sinh máy xay sinh tố. Ngoài việc rửa sạch với nước rửa chén sau mỗi lần sử dụng, bạn có thể dùng nước ấm pha với giấm cho vào máy, rồi bật nút xay khoảng 30 giây - 1 phút để làm sạch.

6. Xoong nồi
Khi nhắc đến dụng cụ bếp cần được làm sạch, đừng nghĩ đâu cho xa mà hãy nhớ đến các loại xoong nồi cũng rất cần bạn vệ sinh mỗi ngày. Bên cạnh đó Cleanipedia sẽ gợi ý cho bạn cách rửa xoong nồi bị cháy là bạn còn có thể rắc một ít muối lên bề mặt bị gỉ phía ngoài xoong rồi đổ một chút giấm vào và cọ sạch.

7. Ly chén thủy tinh
Nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng các loại ly, chén bát từ thủy tinh. Các loại dụng cụ bếp này cùng cần phải vệ sinh làm sạch để tránh vi khuẩn “làm ổ" bạn nhé. Nếu thấy các loại vật dụng làm từ thủy tinh bắt đầu ố, mờ, không còn trong suốt như khi mới mua, bạn có thể ngâm với nước nóng trước khi rửa lại với nước rửa bát.

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, hãy thường xuyên vệ sinh dụng cụ bếp bạn nhé. Tạm biệt vi khuẩn ngay hôm nay thôi!
Xem thêm: