Unilever logo
Unilever Việt Nam

Làm sao để hạn chế tình trạng da tay khô ráp khi rửa chén dĩa

Phần lớn các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn đều có hàm lượng hóa học cao làm tay của bạn mất đi lớp bảo vệ của tế bào sừng bên ngoài. Trong khi các tế bào trong chưa kịp phát triển tiếp xúc với các chất tẩy rửa khiến cho da tay khô ráp và trở nên bong tróc. Vì vậy, Cleanipedia giới thiệu bạn những cách để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Máy rửa chén

1. Thường xuyên dưỡng ẩm da

  • Trong quá trình rửa chén dĩa, chất tẩy rửa sẽ khiến da của bạn trở nên khô, nứt nẻ và dễ kích ứng. Chúng gián tiếp gây ra các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm bàn tay… Để vừa ngăn ngừa các bệnh về da vừa hạn chế tình trạng bong tróc cho nước rửa chén gây ra, các chuyên gia da liễu đưa ra một vài khuyến nghị:

  • Không nên để da tay tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa quá lâu.

  • Không nên rửa tay với nước quá nóng.

  • Lau tay lại với khăn mềm sau khi rửa.

  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên bôi kem dưỡng da tay, kem phục hồi nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau mỗi lần rửa tay để vừa bảo vệ, vừa đẩy nhanh quá trình thay mới tế bào da.

thường xuyên dưỡng da

2. Sử dụng gừng

Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với nước rửa chén hoặc các loại chất tẩy rửa có nồng độ hóa học cao, bạn có thể tận dụng gừng để khử bớt độc tố vì chúng có tính sát khuẩn cao. 

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn đổ 3 chén nước vào nồi rồi đun sôi. Sau đó, cắt gừng tươi cho vào và đun thêm 15 phút nữa rồi tắt bếp. Đợi đến khi nước nguội thì cho tay vào ngâm khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.

gừng tươi

3. Sử dụng nước rửa chén gốc thực vật

Một cách ngăn ngừa tình trạng khô ráp da tay hữu hiệu khác là chuyển sang sử dụng các loại nước rửa chén có gốc thực vật. Những loại nước rửa chén này được chiết xuất từ thiên nhiên nên sẽ bảo vệ đôi tay của bạn, đồng thời thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình. 

Một trong những nước rửa chén gốc thực vật mà các chị em có thể tham khảo đó là Sunlight Mềm Dịu Hương Bưởi Tây và Hoa Anh Đào. Với có 100% thành phần làm sạch gốc thực vật, Sunlight Mềm Dịu hoàn toàn lành tính và dịu nhẹ với da tay. Sau khi rửa chén với Sunlight Mềm Dịu, da tay bạn thậm chí còn mềm dịu hơn trước khi rửa chén. Do đó bạn sẽ không gặp phải tình trạng da tay khô hay bong tróc sau khi rửa chén như khi sử dụng những loại nước rửa chén thông thường khác nữa. Nước rửa chén Sunlight Mềm Dịu cũng đã được thử nghiệm và chứng nhận an toàn bởi Viện Da Liễu Trung Ương. 

Bạn có thể mua nước rửa chén Sunlight Mềm Dịu Hương Bưởi Tây và Hoa Anh Đào tại ĐÂY.

nước rử chén sunglight hoa anh đào

4. Hỗn hợp chanh, sữa tươi không đường và vaseline

Trong chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C và axit. Vì thế, công dụng của chanh giúp loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho da, còn sữa tươi sẽ có tác dụng dưỡng ẩm và làm trắng.

Chuẩn bị:

Bạn cần chuẩn bị một vài thành phần sau:

  • 2 trái chanh tươi.

  • 200ml sữa tươi không đường.

  • 1 lọ vaseline.

Cách thực hiện: 

Bạn đổ lượng sữa vào nồi và đun cho ấm lên (không quá nóng) rồi đổ ra chậu, sau đó cắt đôi 2 trái chanh, vắt lấy nước cốt rồi cho vào và khuấy đều.

Cách dùng: Trước tiên bạn rửa tay với nước ấm, sau đó ngâm tay vào hỗn hợp đã pha, massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào tế bào da tay. Tiếp tục ủ tay trong chậu hỗn hợp thêm khoảng 20 phút nữa thì rửa sạch lại với nước, cuối cùng sử dụng khăn cotton lau khô tay rồi thoa lên một lớp Vaseline để dưỡng ẩm. Thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

hỗn họpw chanh sữa tươi không đường

5. Đeo găng tay khi rửa chén dĩa

Một cách cũng khá hữu hiệu giúp hạn chế kích ứng da khi dùng nước rửa chén đó là đeo găng tay. Bạn nên dùng găng tay sạch, khô ráo và không bị thủng hay rách. Tốt nhất là nên dùng các loại găng tay PVC hoặc nitrile (loại găng dùng một lần) vì chúng ít gây dị ứng. Khi sử dụng, bạn chỉ nên đeo găng tay trong thời gian ngắn không quá 20 phút vì mồ hôi tiết ra có thể gây kích ứng và làm viêm da nặng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ găng tay bằng nước ấm ít nhất 2-3 lần một tuần. Khi vệ sinh cần lộn bên trong găng ra ngoài và tuyệt đối không nên dùng găng tay có phần bên trong bị ướt.

đeo găng tay khi rửa chén

6. Lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa các chất kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm có hại cho làn da. Để thực hiện, bạn chỉ cần rửa sạch một ít lá trầu không, sau đó vò nát rồi chà xát chúng khắp lòng bàn tay và các kẽ ngón tay. 

Hoặc cũng có thể đun sôi lá trầu không đã được rửa sạch với khoảng 500 ml nước, sau khi đổ ra một thau hoặc chậu rồi cho một ít phèn chua nghiền nhỏ vào khuấy đều. Đợt một lát cho nước nguội bớt thì ngâm tay vào rửa.

7. Nha đam và mật ong

Bạn có thể dùng nha đam và mật ong để tạo mặt nạ đắp tay, không những bảo vệ da khỏi tác động của nước rửa chén mà còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất khôi phục tế bào da bị tổn thương, từ đó cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc.

Cách thực hiện: dùng dao hoặc kéo gọt lấy phần thịt bên trong rồi dầm nhuyễn, tiếp theo cho vào 1 muỗng cà phê mật ong và trộn đều lên. Thoa đều hỗn hợp này lên tay và chờ khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Hy vọng là qua những chia sẻ ở trên, các chị em sẽ luôn giữ được đôi bàn tay mịn màng, sáng đẹp, qua đó ngăn ngừa, hạn chế tối đa các bệnh viêm nhiễm về da. Và đừng quên cùng đồng hành với chúng mình trong những bài chia sẻ mẹo vặt cuộc sống khác nhé!

>>> Xem thêm: 

Xuất bản lần đầu