Unilever logo
Unilever Việt Nam

Ưu - nhược điểm của vách kính nhà tắm có thể bạn chưa biết

Xu hướng dùng vách kính nhà tắm hiện nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi nhiều tiện ích về không gian, độ sạch thoáng cũng như giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thiết kế này vẫn tồn tại những ưu nhược điểm. Bạn cần xác định kỹ trước khi lắp đặt nhé!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Ưu - nhược điểm của vách kính nhà tắm có thể bạn chưa biết

Ưu điểm của vách kính nhà tắm

Tạo không gian rộng rãi

Bản chất của vách kính trong suốt sẽ giúp không gian trông rộng rãi, thoáng hơn, thậm chí tạo cảm giác diện tích được nhân đôi. Vậy nên, đây thường là sự lựa chọn cho những ngôi nhà có không gian hạn chế hoặc gia chủ ưa thích sự sang trọng cũng như thoải mái. Thông thường, họ sẽ đặt vách kính nhà tắm để ngăn cách khu vực bồn cầu, bệ rửa mặt với khi vực tắm rửa.

>> Xem thêm: 41+ Mẫu nhà vệ sinh hiện đại bậc nhất 2023, cải tạo phòng tắm nhỏ đẹp sang trọng

Ưu điểm của vách kính nhà tắm

Thiết kế hiện đại, sang trọng và chắc chắn

Hiện nay, vách kính phòng tắm không phải là một tấm chắn thô kệch mà thay vào đó, nó được thiết kế rất tinh xảo, độ dày hợp lý nhưng chắc chắn và đảm bảo công năng che chắn. Bên cạnh đó, bạn còn có rất nhiều lựa chọn loại kính: chống nhìn trộm hoặc chất liệu cường lực để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. 

Cách âm và giữ ấm khá tốt

Muốn sở hữu đặc điểm này, bạn phải chọn cách lắp đặt như một buồng tắm bằng vách kính cao cấp, thường là loại cường lực kết hợp với khung inox hoặc thép, nhôm, có gioăng cao su êm ái. Dạng buồng tắm này giúp bạn giữ ấm trong quá trình tắm vào những ngày đông.

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

>> Xem thêm: Tận hưởng những phút giây thư giãn trong phòng tắm với 4 mẹo vệ sinh hiệu quả

Ưu điểm của vách kính nhà tắm

Nhược điểm của vách kính nhà tắm

Tuy nhiên, một trong những điều khiến người dùng khá băn khoăn khi chọn mua vách kính nhà tắm đó là nhược điểm về vệ sinh. Theo đó, không phải loại kính nào cũng dễ dàng vệ sinh nhanh gọn. Bạn cũng đừng nghĩ chỉ cần dùng vòi xịt nước là vách kính sẽ sạch bong. Đó là còn chưa kể vách kính tiếp xúc với nhiều dung dịch (dầu gội, dầu xả, sữa tắm...) mỗi ngày, liên tục đối diện với tình trạng ẩm ướt nên rất dễ đọng cặn nước, dễ bám bẩn, có thể trở thành mối họa cho sức khoẻ cả nhà

Thấu hiểu điều bất tiện ấy, Cleanipedia giới thiệu đến bạn sản phẩm nước lau kính đáp ứng tiêu chí làm sạch an toàn, hiệu quả đến từ thương hiệu uy tín, đó chính là Nước Lau Kính Sunlight Siêu Nhanh. Ứng cử viên này sở hữu những ưu điểm đặc biệt: 

  • Làm sạch an toàn trên các bề mặt gia dụng*

  • Sạch trong suốt, không tì vết

  • Duy trì độ sáng bóng 

  • Nước Lau Kính Sunlight Siêu Nhanh không mùi khó chịu

  • Sản phẩm 100% từ nhựa tái sinh**, thân thiện với môi trường 

Nước Lau bếp Sunlight Chanh & Baking soda

Sự trợ giúp của Nước Lau Kính Sunlight Siêu Nhanh sẽ hỗ trợ bạn làm sạch nhanh chóng và tối ưu các vết bẩn cùng vệt ố trên cửa kính mà không cần tốn nhiều công sức. Nhanh tay tìm mua và trải nghiệm sản phẩm TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: 5 việc bạn nên làm mỗi tuần để nhà vệ sinh và nhà tắm luôn sạch khuẩn

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ những ưu - nhược điểm của vách kính nhà tắm. Từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt để thiết kế không gian tắm hoàn hảo nhất. Đừng quên việc lựa chọn sản phẩm lau chùi chuyên dụng là yếu tố tiên quyết giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn cảm giác thoải mái nơi nhà tắm mỗi ngày nhé!

*Dựa vào kết quả đánh giá trực quan trên các bề mặt: gạch men, gỗ, kim loại, trong điều kiện thí nghiệm.

**Vỏ chai, ngoại trừ nhãn và vòi xịt.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về vệ sinh nhà bếp

Đâu là các dung dịch có thể khử khuẩn hiệu quả?

Cồn Isopropyl, oxy già là những loại dung dịch khử khuẩn y tế hiệu quả. Tuy nhiên, các loại sản phẩm này không thích hợp để dùng trên một số bề mặt. Vì thế, Cleanipedia gợi ý cho bạn bộ sản phẩm Lifebuoy như một giải pháp để khử khuẩn và vệ sinh nhà cửa hiệu quả.

Nên khử khuẩn bề mặt bao nhiêu lần trong ngày khi vệ sinh nhà cửa?

Theo khuyến khích của bộ y tế, bạn nên khử khuẩn và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc ít nhất 2 lần/ngày tại nhà và ít nhất 4 lần/ngày ở nơi công cộng để bảo vệ sức khoẻ.

Lưu ý khi khử khuẩn bề mặt khi vệ sinh nhà cửa?

Sau khi khử khuẩn bề mặt, bạn nên đợi từ 10 - 15 phút để sản phẩm phát huy khả năng xử lý và diệt khuẩn của chúng. Và bạn cần phải mang thêm bao tay để bảo vệ da tay của bạn và hạn chế tiếp xúc với vi rút.

Xuất bản lần đầu