Tại sao cần phải duy trì thói quen khử khuẩn nhà cửa dù đã bước qua giai đoạn “bình thường mới”?
Đứng trước làn sóng dịch bệnh có xu hướng đi xuống, các nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh đang dần bị “lãng quên” và xem nhẹ. Việc làm này không chỉ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh và gây xuất hiện nhiều bệnh lý kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Nếu đã từng nhiễm trước đó, bạn cũng không nên chủ quan vì sự xuất hiện của biến chủng mới được các chuyên gia nhận xét là có khả năng gây tái nhiễm rất cao, so với các chủng vi rút trước đó.
Đặc biệt là những gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ thì lại càng phải để cao các nguyên tắc phòng ngừa an toàn, để bảo vệ sức khoẻ của các thành viên trong gia đình một cách trọn vẹn. Do đó, bạn không nên chủ quan và tiếp tục duy trì thói quen phòng bệnh và khử khuẩn nhà cửa thường xuyên để ngăn vi rút quay trở lại không gian sống.

Hướng dẫn khử khuẩn không gian nhà trong giai đoạn “bình thường mới”
Vệ sinh và hút bụi nhà cửa mỗi ngày
Trước khi thực hiện việc khử khuẩn nhà cửa, bạn không nên bỏ qua một việc làm vô cùng quan trọng - đó là vệ sinh và hút bụi nhà cửa. Việc làm này sẽ giúp bạn loại bỏ bớt đi một số bụi bẩn bám trên bề mặt vật dụng, cũng như diệt trừ nấm mốc tồn đọng trong không gian sống.
Từ đó, mang đến không gian sạch bụi, trong lành và thoáng đãng, an toàn cho sức khỏe gia đình. Hơn nữa, việc dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa sạch khuẩn cũng như là một “bước đệm” để tăng hiệu quả của việc khử khuẩn nhà cửa sau đó.
Khử khuẩn những bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc
Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp nhà cửa, bạn hãy tiếp tục khử khuẩn nhà cửa bằng cồn y tế 60 độ hoặc các sản phẩm diệt khuẩn chuyên dụng.
Theo đó, bạn hãy xịt dung dịch khử khuẩn lên những bề mặt thường xuyên tiếp xúc như công tắc điện, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn, thiết bị điện tử,... để loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Và để đảm bảo an toàn cho bề mặt vật dụng, bạn hãy kiểm tra trước trên một diện tích nhỏ để xem phản ứng của chúng, trước khi thực hiện trên toàn bộ bề mặt.

Vệ sinh và khử khuẩn nhà vệ sinh
Bạn có biết, nhà vệ sinh là nơi ẩn náu của rất nhiều loại nấm mốc gây hại cũng như vi rút lây nhiễm hay không? Theo các chuyên gia nghiên cứu, khu vực bồn cầu được ước tính có đến 3,2 triệu vi khuẩn cư ngụ trên mỗi inch vuông.
Con số này là chưa tính đến vi rút Corona vẫn còn tiềm ẩn trong không gian nhà vệ sinh. Thế nên, bạn hãy luôn đều đặn thực hiện việc vệ sinh và khử khuẩn nhà vệ sinh, đặc biệt là khu vực bồn cầu 1 - 2 lần/tuần để loại bỏ nhanh vi khuẩn gây bệnh trong không gian sống một cách triệt để.
Để làm sạch sâu và khử khuẩn khu vực nhà vệ sinh hiệu quả, Cleanipedia khuyên bạn sử dụng sản phẩm Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn. Sản phẩm được hàng triệu chị em nội trợ tin tưởng và sử dụng nhờ những tính năng vượt trội như:
Sau nhiều lần kiểm nghiệm, Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn đã được chứng minh có thể diệt virus SARS-CoV-2 chỉ trong 10 giây*.
Công thức có chứa thành phần Sodium Hypochlorite được kiểm nghiệm và chứng nhận định kỳ tại viện Pasteur có khả năng tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy chúng và diệt khuẩn hoàn toàn.
Sản phẩm được biết đến với khả năng loại bỏ 99,9% vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em, tiêu chảy... và nhiều loại bệnh khác.
Thiết kế dạng chai siêu tiết kiệm, chỉ với 36.000VND/chai 880ml.
Với khả năng đánh bay tất tần tận các loại vi khuẩn tồn đọng trong khu vực bồn cầu chỉ trong 10 giây, Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để giúp việc khử khuẩn và vệ sinh bồn cầu trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Từ đó, tăng cường thêm “lá chắn” bảo vệ không gian sống trong mùa dịch bệnh hiện nay.

Hãy nhanh tay tìm mua nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn nhanh chóng nhất tại các kênh bán lẻ trên toàn quốc hoặc nhấp ngay TẠI ĐÂY!
Qua những thông tin hữu ích vừa rồi, Cleanipedia hy vọng rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh và khử khuẩn không gian sống mỗi ngày, để bảo vệ gia đình tốt hơn trong mùa dịch hiện nay. Đừng quên xem thêm nhiều mẹo hay để chăm sóc gia đình, nhà cửa tại Cleanipedia nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
*Được kiểm nghiệm bởi phòng thí nghiệm Microbac (Hoa Kỳ) trong điều kiện thí nghiệm (3/2021)