Unilever logo
Unilever Việt Nam

Đừng chủ quan với các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần biết

Tiêu chảy cấp là tình trạng bé đi ngoài nhiều lần, cụ thể trên 3 lần kèm theo sự bất thường trong phân của trẻ. Căn bệnh này thường gặp ở nhiều bé do các bé ăn phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vậy, liệu bệnh có để lại bất kỳ biến chứng nào không và làm thế nào để phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả? Cùng đón đọc tại bài viết này bạn nhé!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Khi nào dẫn trẻ đến đến bác sĩ khi trẻ bị tiêu chảy cấp

3 biến chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng xảy ra ở nhiều trẻ, do khi bé bị tiêu chảy, cơ thể không được bù nước kịp thời. Điều này làm trẻ kiệt nước và làm tăng nguy cơ tử vong. Hơn nữa, nhiều mẹ quên mất việc bù nước bằng cách cho trẻ uống oresol dẫn đến thận thiếu nước, không thể đào thải.

Suy dinh dưỡng

Biến chứng tiếp theo từ bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ đó là suy dinh dưỡng. Bởi khi tiêu chảy, trẻ mất nước làm cơ thể thêm mệt mỏi. Trẻ sẽ dễ quấy khóc, biếng ăn hoặc không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong thời điểm này. Chính vì thế, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ kéo dài khiến bé thêm mệt mỏi, chán chường cũng như suy giảm thể lực. 

Truỵ mạch dẫn đến tử vong

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt theo dõi sát sao, ngay khi bé có biểu hiện của bệnh tiêu chảy nhằm có cách xử trí kịp thời. Tình trạng trụy mạch dẫn đến tử vong khi trẻ bị tiêu chảy trong nhiều ngày liền, cơ thể không kịp bù nước, bù khoáng. Hoặc tử vong cũng có thể bắt nguồn từ việc trẻ suy thận cấp lâu ngày mà không được chữa trị sớm. Trước khi dẫn đến biến chứng nặng nề nhất này, trẻ thường kèm theo biểu hiện đi cầu ngày càng nhiều lần, không ăn uống, môi khô nhợt nhạt, sốt cao, nôn mửa, người lả đi hoặc ngất xỉu mê man… 

3 cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ bố mẹ cần biết

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhằm phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và cả cho những thành viên trong gia đình, mẹ cần thực hiện đầy đủ những điều sau:

  • Ăn chín, uống sôi, không uống nước lã hoặc uống nước đá lạnh nếu bụng của bé yếu.

  • Mẹ không nên cho bé ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay thực phẩm đã quá hạn sử dụng. 

  • Tránh để bé ăn các thức ăn còn sống như tiết canh, nem chua, gỏi cá, rau sống…

  • Bảo quản kỹ càng những đồ ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau. Nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn, mẹ nên đậy bằng lồng bàn và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trong trường hợp muốn bảo quản thức ăn vài tiếng trở lên, mẹ hãy cho vào tủ lạnh, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ lạnh thích hợp.

  • Khi nấu nướng hay sơ chế thức ăn, tốt hơn hết, mẹ nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách rửa tay kỹ càng sau chế biến đồ tươi sống hoặc mang bao tay thực phẩm.

huong-dan-cach-ve-sinh-tu-lanh-tai-nha-5

>>> Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà?

Dùng nguồn nước sạch

Bên cạnh việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến nguồn nước sinh hoạt tại địa phương. Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình nên được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, tránh dùng nguồn nước không được lọc sạch như ao hồ, sông, suối,...

Đối với một số vùng không dùng nước máy và đang xảy ra dịch tiêu chảy, tất cả phần nước sinh hoạt và ăn uống nên được sát khuẩn bằng Cloramin B nhằm đảm bảo an toàn và khử khuẩn hợp lý. 

Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu thường xuyên

Một trong những khu vực làm tăng khả năng bệnh tiêu chảy ở trẻ mà bố mẹ nên đặc biệt lưu ý chính là nhà tắm, nhà vệ sinh. Môi trường ẩm ướt tại hai khu vực này tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn xấu liên quan đến bệnh kiết lỵ, tiêu chảy… phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy, nhằm hạn chế tối đa bệnh tiêu chảy cấp để không mắc phải các biến chứng nguy hiểm kể trên, mẹ cần loại bỏ các mầm mống gây bệnh mỗi ngày.

Vệ sinh thiết bị nhà tắm đúng cách

Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn là “vũ khí đắc lực” mà Cleanipedia mách mẹ nên sử dụng để vệ sinh nhà tắm, bồn cầu. Sản phẩm được biết đến với khả năng loại bỏ 99,9% vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em, kiết lỵ... và nhiều loại bệnh khác. Công thức có chứa thành phần Sodium Hypochlorite được kiểm nghiệm và chứng nhận định kỳ tại viện Pasteur có khả năng tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy chúng và diệt khuẩn hoàn toàn. Đặc biệt, sau nhiều lần kiểm nghiệm, Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn đã được chứng minh có thể diệt virus SARS-CoV-2 chỉ trong 10 giây*. 

Với khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus mà không gây tổn hại bề mặt gạch hay bồn cầu, sản phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn làm sạch các vết bẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus trong nhà tắm và nhà vệ sinh hiệu quả. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm như một cách tẩy vết bẩn hiệu quả và bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn tối ưu.

Nước tẩy bồn cầu Vim Diệt Khuẩn với thiết kế dạng chai tiện lợi, dễ dàng sử dụng mà lại siêu tiết kiệm. Giá thành phải chăng, chỉ 33.000/chai 880ml. Hãy nhanh tay mua ngay sản phẩm TẠI ĐÂY hoặc tại các kênh bán lẻ trên toàn quốc.

Nước tẩy bồn cầu Vim

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thông tin hữu ích về những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy nằm lòng những điều này để bảo vệ sức khỏe cho bé và cả nhà một cách toàn diện nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu