Reading time: 5 minutes
Vấn đề thường gặp nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh bẩn hằng ngày
Gây mất "mood"
Nhà vệ sinh luôn là vị trí được nhiều người chọn làm nơi thư giãn và "giải tỏa nỗi buồn" sau ngày dài làm việc, học tập vất vả. Chính vì thế, nếu khu vực này xuất hiện tình trạng ố vàng hoặc thậm chí mùi ẩm mốc nồng nặc do lâu ngày không được vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng và khiến bạn cảm thấy ngại ngần, kém thoải mái mỗi khi bước vào.
Gặp phải bệnh truyền nhiễm
Bên cạnh bồn cầu thì nền nhà vệ sinh cũng được xem là "sân chơi" của vi khuẩn. Nếu như bạn ít chú ý đến việc làm sạch các vị trí này, theo thời gian mầm bệnh sẽ dần tích tụ và gây nên những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chẳng hạn như:
Tiêu chảy
Đây là căn bệnh thường gặp nhất khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn hằng ngày. Các loại vi khuẩn như Salmonella hoặc Campylobacter sẽ có cơ hội tiếp xúc và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy phân lỏng, gây mất nước hoặc thậm chí kiệt sức.
Nếu không kịp thời phát hiện vị trí khiến mầm bệnh lây lat và có biện pháp cải thiện. Tiêu chảy sẽ tái diễn nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả gia đình.
Nhiễm trùng da
Nhà vệ sinh cũng là nơi trú ngụ ưa thích của Streptococci. Loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng da từ mức độ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như ngứa ngáy hoặc thậm chí chốc lở, mụn nhọt. Việc làm sạch với nước thông thường sẽ không tiêu diệt được hết mầm bệnh này và dễ dàng tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi do môi trường ẩm ướt.
Viêm gan A
Virus viêm gan A có cơ chế lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất thải và bề mặt bồn cầu. Khi bị loại virus này "tấn công" bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như sốt, nôn mửa và đau quặn bụng. Không chỉ dừng lại ở đó, nhà vệ sinh bẩn sẽ góp phần khiến bạn gặp phải các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm:
Sởi
Kiết lỵ
SARS-CoV-2
Suy dinh dưỡng
Tay chân miệng
Ngộ độc thực phẩm
Sức đề kháng bị suy giảm
Sức đề kháng suy giảm đột ngột và thường xuyên mắc bệnh có thể xuất phát từ tình trạng nhà vệ sinh lâu ngày chưa được làm sạch, dọn rửa kỹ lưỡng. Nếu chỉ sử dụng bột giặt hoặc các loại dung dịch tẩy rửa không đảm bảo, vi khuẩn lẫn mầm bệnh sẽ vẫn tồn tại trên bề mặt bồn cầu, lavabo hoặc nhiều vị trí khác và từ đó khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau dù luôn cố gắng tập thể dục hoặc uống đầy đủ.
Cách tẩy rửa nhà vệ sinh đúng chuẩn
Nhằm hạn chế các vấn đề trên có thể xảy đến, bạn đừng quên sử dụng các sản phẩm có khả năng làm sạch và diệt khuẩn tối ưu, chẳng hạn như Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn, sản phẩm ngày càng chiếm được sự yêu thích của người dùng nhờ vào các ưu điểm nổi bật như:
Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn có khả năng diệt 99,9% vi khuẩn và vi rút gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, sởi ở trẻ em, và nhiều loại bệnh khác
Công thức chứa thành phần Sodium Hypochlorite được kiểm nghiệm và chứng nhận định kỳ tại viện Pasteur có khả năng tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy chúng và khử khuẩn toàn diện, đặc biệt hiệu quả cho bồn cầu và nhà vệ sinh, giải trừ nguy cơ gây bệnh trong chính ngôi nhà thân yêu của gia đình mình.
Sản phẩm giúp tẩy sạch ố vàng gấp 10 lần so với bột giặt thông thường
Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn đã được chứng minh có thể diệt vi rút SARS-CoV-2 chỉ trong 10 giây*, bảo vệ gia đình bạn khỏi sự xâm nhập của virus Corona cũng như nguy hiểm từ vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt.
Nhờ sự trợ giúp của Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn, nhà vệ sinh sẽ được làm sạch tối đa, giúp bạn luôn cảm thấy yên tâm mỗi khi sử dụng. Nhanh tay tìm mua và trải nghiệm sản phẩm TẠI ĐÂY.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được các vấn đề thường gặp nếu sử dụng nhà vệ sinh bẩn hằng ngày cũng như cách vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều mẹo hữu ích về chăm sóc nhà cửa và gia đình nhé.
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
*Được kiểm nghiệm bởi phòng thí nghiệm Microbac (Hoa Kỳ) trong điều kiện thí nghiệm (3/2021)