Nguyên nhân gây ra lỗi E3 bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại là thiết bị nấu nướng thông minh, được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn. Nhìn chung, đây là loại bếp hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại, không kén nồi chảo và có thiết kế cực phù hợp với các gian bếp hiện đại. Nhìn chung, thiết bị có cấu tạo như sau: Thân bếp, đáy bếp, bộ vi mạch điện tử, mâm nhiệt, mặt kính. Hiện nay, bếp hồng ngoại có những phân loại như sau: bếp hồng ngoại đơn, bếp hồng ngoại đôi, bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên, bếp từ hồng ngoại, bếp hồng ngoại âm. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn những căn bếp đa dạng kích cỡ và giá thành, từ vài triệu cho đến vài chục triệu.
Trước tiên, bạn cần biết lỗi E3 bếp hồng ngoại xuất hiện khi quạt giải nhiệt của thiết bị đã hư hỏng. Cụ thể, quạt có thể gặp phải một số vấn đề như: ngừng hoạt động, chạy yếu kém, phát ra âm thanh lạ, bị nứt vỡ,... Khi đó, bạn sẽ thấy màn hình của bếp hồng ngoại báo lỗi E3. Tín hiệu này có thể báo đến ngay trong lúc bạn đang nấu nướng hoặc khi bạn đã tắt bếp.
Tiếp theo, bạn cần biết các nguyên nhân gây ra lỗi E3 bếp hồng ngoại để vừa lưu ý trong quá trình sử dụng vừa thực hiện việc khắc phục tốt hơn:
Bộ phận quạt tản nhiệt bên trong đã quá cũ, chuyển sang hoen rỉ.
Bụi bặm đóng mảng quá nhiều thậm chí kẹt cứng các cánh quạt.
Hỏng hóc cảm biến mâm nhiệt.
Vướng dị vật lạ bên trong khiến quạt không thể quay tiếp tục.
Mạch điện bị lỗi NCT.
Các linh kiện bên trong bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến quạt tản nhiệt.
Lượng điện cung cấp không đủ để bếp hồng ngoại hoạt động trơn tru (tốt nhất là bạn nên cắm trực tiếp vào một ổ điện, hạn chế cắm chung với các thiết bị điện tử khác và không nên sử dụng ổ điện nối qua nhiều dây chuyền).
>> Xem thêm: Bạn có đang vệ sinh bếp hồng ngoại đúng cách?

Cách khắc phục lỗi E3 bếp hồng ngoại
Khi gặp phải tình trạng lỗi E3 bếp hồng ngoại, hãy ngắt nguồn điện trước tiên. Vì nếu cứ để bếp hoạt động tiếp tục với tình trạng bộ phận tản nhiệt đứng yên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo năng lượng đun nấu. Đó là còn chưa kể sẽ gây ra vấn đề ứ đọng nhiệt, không giải thoát được khí nóng ra ngoài lâu dần làm bếp bị hư hỏng nặng.
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Sau đó, hãy tham khảo quá trình kiểm tra lỗi E3 ngay tại nhà dưới đây:
Tuyệt đối không tiếp tục sử dụng bếp để nấu nướng dưới bất kỳ hình thức nào.
Tháo và kiểm tra phần tản nhiệt ở phía sau bếp xem có còn hoạt đ ộng hay vướng phải dị vật gì bên trong hay không.
Thử cắm bếp hồng ngoại sang một ổ điện khác trong nhà để chắc chắn rằng nguyên nhân không đến từ việc chưa cung cấp đủ nguồn điện cho thiết bị hoạt động.
Quan sát tín hiệu đèn báo nhiệt thường xuyên hơn để nhanh chóng phát hiện tình trạng bếp hồng ngoại đang gặp phải.
Tuy nhiên, nếu không tự tin vào “tay nghề” tự tìm hiểu của mình ngay tại nhà, tốt nhất bạn nên mang thiết bị đến nơi có chuyên môn để được hỗ trợ. Hãy lưu ý rằng mang thiết bị đi sửa chữa càng sớm càng tốt để không dẫn đến tình trạng bạn tự mày mò thì bếp càng dễ hỏng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không “cố gắng” sử dụng bếp thêm vì rất có thể sẽ sinh ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tính mạng của người dùng.
Ngoài lỗi E3 thường thấy như Cleanipedia đã trình bày phía trên, chiếc bếp nhà bạn vẫn có thể mắc phải mỗi số lỗi cơ bản như sau, check ngay để bình tĩnh xử lý hơn bạn nhé:
Lỗi E1, E2: Sự cố cảm ứng nhiệt.
Lỗi E4, E5: Điện áp quá thấp hoặc quá cao.
Lỗi E6: Nhiệt độ trong bếp quá cao.
Lỗi E7, E8: Hở mạch điện hoặc hở điện trở.
Lỗi E9: Mất kiểm soát về nhiệt độ trong bếp.
Nút ON/ OFF không sáng: Có thể dây cắm bị lỏng hoặc linh kiện tạo nút bị hỏng hóc từ bên trong.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về lỗi E3 bếp hồng ngoại. Tuy thuộc về lỗi cơ bản và cũng rất thường xuyên xảy ra tuy nhiên chỉ cần bạn phớt lờ hoặc sửa chữa sai cách, thiết bị có thể bị hỏng hóc nghiêm trọng hơn. Vậy nên hãy cực kỳ cẩn thận trong quá trình tự tìm hiểu lỗi sai của bếp hồng ngoại và đừng quên những quy tắc an toàn để đảm bảo sức khỏe cho chính mình bạn nhé.
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.