Unilever logo
Unilever Việt Nam

4 Vị trí quan trọng trong nhà cần được khử khuẩn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe mùa dịch

Dịch bệnh đang có xu hướng phát triển trở lại và đây chính là lúc bạn nên lưu ý đến việc vệ sinh, làm sạch cũng như khử khuẩn nhà cửa. Cùng Cleanipedia điểm qua các vị trí quan trọng cần được khử khuẩn thường xuyên cũng như khám phá cách khử trùng nhà cửa tối ưu và hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Cách tổng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa đón cuộc sống “bình thường mới”

Khử trùng nơi sinh hoạt chính của gia đình - Phòng khách

Đây được xem là nơi sinh hoạt chính của hầu hết các gia đình và là nơi tiếp đón các vị khách đến thăm nhà nên thường tích tụ khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trên hầu hết các bề mặt. Vì vậy, bạn cần lưu ý thật kỹ đến khu vực này khi khử trùng nhà cửa cũng như tăng tần suất vệ sinh ít nhất vài lần trong ngày để bảo đảm sức khỏe cho gia đình mình.

Bạn nên tiến hành làm sạch bụi cùng chiếc khăn mềm và nước ấm trên các đồ vật thường được cầm nắm hay chạm vào như: điều khiển TV, bàn, ghế. Thêm vào đó, những nơi khuất và khó thấy như nóc tủ cũng cần được lưu ý. Sau khi đã làm sạch, bạn có thể xịt một ít dung dịch khử trùng và để chúng khô tự nhiên trong không khí.

Khử khuẩn remote

>>> Xem chi tiết: Phòng khách đẹp nhất định phải đủ 4 tiêu chí này

Khử trùng khu vực bếp núc

Nhà bếp luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, vừa là nơi sinh hoạt chung  đồng thời cũng là khu vực chế biến các bữa ăn hằng ngày. Nhưng bạn có biết, đây cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên. Các loại nấm mốc, vi khuẩn có hại từ thực phẩm, chất thải cộng sinh với khí nóng trong căn bếp sẽ biến nơi đây thành khu vực với đầy sự hiểm nguy.

Chính vì lý do này, sau mỗi lần nấu ăn, bạn nên vệ sinh, lau dọn thật kỹ các bề mặt có tiếp xúc với thực phẩm, nhất là các thực phẩm sống. Hãy nhớ rửa, lau sạch thớt, tay nắm tủ, bề mặt bếp, thùng rác,... bằng xà phòng và tiến hành thêm bước khử trùng để diệt khuẩn một cách triệt để.

>> Xem chi tiết: Tuyệt chiêu giúp nội trợ hiện đại “quẳng mối lo” bếp núc ngày bận rộn

Diệt khuẩn phòng tắm/ nhà vệ sinh 

Phòng tắm và nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên ẩm ướt và có tiếp xúc trực tiếp với hầu hết chất thải nên bà nội trợ càng phải chú ý vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên. Bởi nếu không được làm sạch đúng cách, bạn và gia đình sẽ có nguy cơ đối mặt với bacteroidaceae, E.coli, streptococcus,... chính là một trong số các nguyên nhân gây nên bệnh nguy hiểm như viêm họng, viêm da, mô hoại tử, hô hấp, dịch tả, tiêu chảy.

Ngoài bồn cầu và bồn rửa, các khu vực khác trong phòng tắm/ nhà vệ sinh như cần gạt, vòi nước, gương, kệ, tủ,... cũng cần được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng thêm dung dịch khử trùng để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn trên.

Tẩy sạch vết bẩn trên nền gạch bằng nước rửa nhà vệ sinh

>> Xem chi tiết: Những loại vi khuẩn tiềm tàng trên nền nhà vệ sinh bẩn bạn cần biết

Phòng ngủ cũng là vị trí cần quan tâm

Phòng ngủ là nơi kín đáo và an toàn nhất, nhưng đây vẫn là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn và bụi bẩn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cũng nên lưu tâm đến việc dọn dẹp, vệ sinh phòng ngủ theo định kỳ, tốt nhất là mỗi ngày một lần. Bạn hãy lau chùi vệ sinh các bề mặt tủ, kệ, thành giường, bàn trang điểm,.... 

Thêm vào đó, một số khu vực hay bị bỏ quên như gầm giường, khung cửa sổ,... cũng nên được chú ý. Điều này sẽ giúp đem lại không gian thông thoáng, sạch sẽ để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Cách khử trùng nhà cửa với bộ sản phẩm chuyên dụng

Nếu bạn đang tìm kiếm dung dịch tẩy rửa, khử trùng nhà cửa hiệu quả thì Cleanipedia sẽ gợi ý đến bạn Bộ sản phẩm Lifebuoy bao gồm: Nước lau đa năng Lifebuoy và Nước lau sàn Lifebuoy. Cả hai sản phẩm nhà Lifebuoy đều được các chị em nội trợ yêu thích và tin dùng hiện nay với các ưu điểm nổi bật như:

  • Các vật dụng trong nhà như: kệ tủ, bàn, ghế, điện thoại, tay nắm cửa, điều khiển từ xa,... đều có thể được làm sạch, khử khuẩn hiệu quả bởi Nước lau đa năng Lifebuoy. Trong khi đó, bạn cũng có thể dùng nước lau sàn Lifebuoy cho  việc vệ sinh sàn nhà và an tâm sử dụng cho các loại chất liệu sàn khác nhau. 

  • Khả năng kháng khuẩn cao lên đến 24h, hiệu quả trong việc loại bỏ 99,9% vi khuẩn nhờ công thức BKC (benzalkonium clorua), độ pH trung tính cùng tinh dầu của cây khuynh diệp và cây tràm trà.

  • Công thức Botani Tech với 100% chất kháng khuẩn tự nhiên mang lại hiệu quả khử trùng nhà cửa và không gian sống. Nhưng đồng thời vẫn đảm bảo an toàn và phù hợp cho hầu hết các bề mặt, từ lớn cho đến nhỏ.

  • Mùi hương từ các loại thảo mộc nhẹ nhàng, an toàn với khứu giác giúp không gian trở nên dễ chịu. 

  • Sản phẩm cũng đạt chứng nhận là an toàn trên da bởi bệnh viện Da liễu Trung ương. 

lifebuoy bacon

Việc làm sạch và khử trùng nhà cửa và các vật dụng của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với Bộ sản phẩm Lifebuoy. Bạn có thể tìm mua ngay bộ đôi sản phẩm này tại các hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc với mức giá phải chăng để an tâm phòng ngừa và đối phó với dịch bệnh.

Phía trên là lưu ý về các khu vực mà bạn cần khử khuẩn trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn ra khá phức tạp. Khử trùng nhà cửa, dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên chính là cách tối ưu nhất để bạn phòng ngừa khả năng lây lan, phát triển của dịch bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của mình. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về khử khuẩn nhà cửa hằng ngày

Đâu là các dung dịch có thể khử khuẩn hiệu quả?

Cồn Isopropyl, oxy già là những loại dung dịch khử khuẩn y tế hiệu quả. Tuy nhiên, các loại sản phẩm này không thích hợp để dùng trên một số bề mặt. Vì thế, Cleanipedia gợi ý cho bạn bộ sản phẩm Lifebuoy như một giải pháp để khử khuẩn và vệ sinh nhà cửa hiệu quả.

Nên khử khuẩn bề mặt bao nhiêu lần trong ngày khi vệ sinh nhà cửa?

Theo khuyến khích của bộ y tế, bạn nên khử khuẩn và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc ít nhất 2 lần/ngày tại nhà và ít nhất 4 lần/ngày ở nơi công cộng để bảo vệ sức khoẻ.

Lưu ý khi khử khuẩn bề mặt khi vệ sinh nhà cửa

Sau khi khử khuẩn bề mặt, bạn nên đợi từ 10 - 15 phút để sản phẩm phát huy khả năng xử lý và diệt khuẩn của chúng. Và bạn cần phải mang thêm bao tay để bảo vệ da tay của bạn và hạn chế tiếp xúc với vi rút.

Bạn nên khử trùng nhà cửa bao nhiêu lần trong tuần, khi vệ sinh nhà cửa?

Theo khuyến khích của bộ y tế, ngôi nhà của bạn cần được vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc ít nhất 2 lần/ngày tại nhà và ít nhất 4 lần/ngày ở nơi công cộng để bảo vệ sức khoẻ.

Xuất bản lần đầu