Unilever logo
Unilever Việt Nam

Bảo quản socola không tốt khiến bạn bị nhiễm khuẩn salmonella khi ăn

Socola là một món ăn có hương vị rất ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên cách bảo quản socola như thế nào để vừa giữ được hương vị lại giữ được an toàn đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bởi nếu như bảo quản socola không tốt sẽ rất dễ khiến bạn bị nhiễm khuẩn salmonella đấy.

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Bảo quản socola không tốt khiến bạn bị nhiễm khuẩn salmonella khi ăn

#1 Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì?

Nếu như bạn thực hiện các cách bảo quản socola không tốt sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễm khuẩn salmonella. Vậy bạn có biết Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì không? Loại bệnh này được biết đến như một dạng ngộ độc thực phẩm. Khi bị bệnh này tức là đường tiêu hoá của bạn đã bị nhiễm trùng và nó ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể và gây ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiêu hoá.

Hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ đều có thể  tự hết và các bạn không cần phải nhờ đến sự điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng hơn. Các triệu chứng bị ngộ độc biểu hiện rõ hơn thì các bạn nên đến bệnh viện để chữa trị. Bởi nhiễm vi khuẩn salmonella có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

#2 Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Sau khi bị nhiễm khuẩn salmonella do ăn phải các loại thực phẩm đặc biệt là do cách bảo quản socola không tốt gây nên thì thông thường nó sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu như những triệu chứng bị ngộ độc sau 1 tuần vẫn không hết thì các bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Với một số đối tượng như trẻ nhỏ hay người lớn tuổi mà hệ miễn dịch suy yếu thì nên đi gặp bác sĩ ngay. Nếu như bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn salmonella. Ngoài ra nếu như bạn cảm thấy yếu, ớn lạnh, chóng mặt, ho nhiều hay đau nhức, tiêu chảy, buồn nôn thì nên đi gặp bác sĩ ngay nhé.

#3 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella ở người bệnh. Đặc biệt là khi bạn ăn socola mà các biện pháp hay cách bảo quản socola không được thực hiện tốt.

Ngoài ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu do các nguyên nhân như việc điều trị, hoá trị hoặc sử dụng thuốc mạnh. Không chỉ vậy nếu như bạn bị thiếu máu hồng cầu hình liềm hay mắc các vấn đề về gan, AIDS hoặc ung thư… Thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella của bạn cũng bị tăng lên

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

#4 Cách bảo quản socola tốt nhất mà bạn nên áp dụng

Muốn bảo quản socola được lâu mà không bị chảy nước hay hư hỏng thì bạn nên để socola ở những nơi mát mẻ hoặc thông thoáng. Tuyệt đối không đặt socola ở những nơi mà có nguồn nhiệt cao như lò vi sóng hay gần các nguồn điện.

Với những thanh socola đã mở bao bì mà bạn không dùng hết thì nên gói nó lại thật kỹ để tránh các không khí đi vào. Đồng thời hãy để socola ở những nơi tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời mà nên để ở những nơi thoáng mát và khô ráo.

Nếu như bạn đang sinh sống ở những nơi nóng ẩm thì nên cho socola vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên vì socola rất dễ bị hấp thụ mùi của thức ăn nên bạn hãy bọc nó thật kỹ trước khi cho vào tủ. Và đặt nó tránh xa những loại thực phẩm có mùi nồng nhé.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn salmonella và những cách bảo quản socola để tránh bị hỏng. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên đây đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Xuất bản lần đầu