Unilever logo
Unilever Việt Nam

Kombucha bị hỏng, mốc: dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Kombucha là một loại nấm men, được nuôi dưỡng trong môi trường nước trà có đường để tạo ra thức uống sủi bọt có vị chua nhẹ. Đây là loại thức uống mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng nên rất được ưa chuộng và tin dùng. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi kombucha bị hư hỏng thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng cleanipedia tìm hiểu thông tin về kombucha bị mốc trong bài viết sau!

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

kombucha

Dấu hiệu kombucha bị hư, hỏng

Kombucha rất ít khi bị hư hỏng, nhưng khi đã bị hư hỏng thì không thể sử dụng và có hại đến sức khỏe. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng xác định được kombucha bị mốc hay hư hỏng:

  • Kombucha thường có màu trắng đục hay là màu be, đôi khi có màu đậm hoặc nhạt. Nếu Kombucha của bạn thay đổi màu sắc khác thường, tốt nhất bạn nên kiểm tra để xử lý kịp thời.

  • Trên bề mặt của kombucha xuất hiện nấm mốc hình mạng nhện.

  • Kombucha xuất hiện những lỗ thủng khác thường trên cơ thể.

  • Kombucha thay đổi mùi và vị, không còn giống như lúc ban đầu.

  • Kombucha xuất hiện chất lỏng bất thường và có màu đục.

Nguyên nhân khiến kombucha bị hỏng, mốc

Giới thiệu đến bạn một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến kombucha bị mốc:

  • Khâu vệ sinh không được đảm bảo: Việc giữ tay sạch sẽ khi chế biến kombucha và vệ sinh các vật dụng bằng nước nóng để khử khuẩn là vô cùng quan trọng. Không nên để kombucha gần những dụng cụ hay rau củ bị hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng.

  • Do không khí bị ô nhiễm: Không khí bị ô nhiễm hay không khí ẩm đều có thể làm kombucha bị nấm mốc. Trong phòng trà không nên hút thuốc hay có khói sẽ làm không khí bị ô nhiễm. Đồng thời, bạn nên dùng nhiều lớp vải gạc che đậy miệng để tránh nấm mốc sinh trưởng trên thành lọ. Hãy giặt vải thường xuyên sẽ tránh nấm mốc sinh sôi gây hại đến kombucha.

  • Quy tắc chăm sóc không đảm bảo: Móng tay tích tụ nhiều vi khuẩn và nấm mốc, khi bạn chạm trực tiếp vào kombucha sẽ làm lây lan vi khuẩn và nấm mốc khiến kombucha bị bệnh. Vậy nên trong quá trình chăm sóc, bạn nên đeo găng tay cao su và cắt ngắn móng tay để đảm bảo an toàn.

  • Vi phạm quy tắc chế biến: Khi chế biến bạn cần đảm bảo các dụng cụ được tiệt trùng và khử khuẩn. Nên kiểm tra hạn sử dụng, màu sắc hay mùi của trà có bình thường không. Bạn nên thực hiện theo đúng công thức và trình tự pha chế.

Cách xử lý khi kombucha bị hỏng, mốc

Khi phát hiện kombucha hư hỏng hay xuất hiện nấm mốc bạn cần xử lý ngay lập tức để tránh lây lan gây thiệt hại nhiều hơn. Sau đây là cách xử lý đơn giản giúp bạn cứu vãn tình thế:

Nếu kombucha bị mốc bạn nên để ráo nước trà rồi đặt dưới vòi nước sạch. Sau đó, bạn bỏ đi lớp bị mốc hay bị rách chỉ để lại lớp khỏe mạnh. Tiếp tục, rửa sạch lại trong giấm táo. Bình phải được khử trùng bằng nước sôi, bạn bỏ nấm vào trà với lượng đường phù hợp và thêm 2 muỗng canh giấm. Cuối cùng, hãy sử dụng gạc vô khuẩn để bao phủ miệng của lọ.

Lưu ý cách bảo quản kombucha để tránh bị hỏng, mốc

Sau khi kombucha đã lên men thành công bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Hãy bảo quản lọ kombucha trong ngăn mát của tủ lạnh. Vì trong môi trường này kombucha có thể sinh ra men tự nhiên để tạo lợi khuẩn và axit phù hợp, tốt cho sức khỏe.

  • Tránh để lọ trà gần những vật dụng dễ hư hỏng hay chưa được vệ sinh.

  • Luôn giữ không gian xung quanh lọ trà sạch sẽ và thoáng khí.

  • Bạn không nên uống trên miệng của lọ kombucha và không nên dùng các vật dụng không sạch sẽ tiếp xúc trực tiếp hay dùng tay để sờ vào kombucha, điều này rất dễ lây lan vi khuẩn và nấm mốc làm kombucha hư hỏng.

Hy vọng những thông tin về kombucha bị mốcsẽhữu ích đến bạn. Đừng quên truy cập vào Cleanipedia thường xuyên để theo dõi nhiều hơn những mẹo về chăm sóc gia đình và trang trí nhà cửa bạn nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Xuất bản lần đầu