Những kỳ vọng “vô hình” của ba mẹ liệu có khiến con hạnh phúc?
Mong muốn con trở thành người hạnh phúc là ước ao của bao phụ huynh. Nhưng các bậc làm cha mẹ tự hỏi, kỳ vọng của họ có vô tình đặt những áp lực tâm lý lên sự phát triển con?
Mùa hè đến, những tưởng chỉ có học sinh cuối cấp bận rộn với việc thi cử nhưng kể cả các học sinh lớp Một, lớp Hai, cũng có một mùa hè bận rộn. Thay vì được dành trọn 3 tháng hè nghỉ ngơi và vui chơi, giờ đây, nhiều em học sinh chỉ chuyển từ các lớp học chính khóa sang lớp học thêm.
“Thương con, mong cho con trở thành người thành công” là cách giải thích của nhiều phụ huynh khi cho con tới các lớp học hè. Phụ huynh nào cũng yêu thương và mong muốn những điều tốt đẹp cho con. Thay vì lựa chọn môn học hay hoạt động con yêu thích, ba mẹ lựa chọn các khóa học mà họ tin rằng “tốt cho con”.
Chở con đến một lớp học hè, chị Ngọc Lan (36 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Hè bé cũng lười lắm, mình phải động viên cho bé học thêm Anh văn, tại vì Anh văn bây giờ rất cần, mình cho bé học thêm đàn và học bơi”.
Anh Viết Vinh (41 tuổi, TP.HCM) không phải ngoại lệ khi trước cửa những trung tâm học hè mỗi sáng đều kín phụ huynh, chia sẻ: “Làm cha mẹ ai cũng muốn cho con mình sau này thành công, có thành công mới hạnh phúc, tương lai sau này mới tốt đẹp”.
Với nhiều bậc làm cha mẹ, con trưởng thành, thành công… chính là cuộc sống hạnh phúc mà họ luôn mơ về cho thế hệ tương lai.
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt và những điều tốt đẹp không phải khi nào cũng đúng và phù hợp với các em. Câu hỏi đặt ra là thành công có phải là thước đo cho cuộc sống hạnh phúc của con trẻ. Và hạnh phúc trong mắt trẻ thơ có giống như cách ba mẹ suy nghĩ? Phỏng vấn về việc con mong muốn điều gì trong hè này, câu trả lời của các bạn nhỏ khiến nhiều phụ huynh giật mình:
“Ba mẹ chỉ cần yêu thương con hơn, con được chơi là vui nhất, khi con đạt được những điều mình muốn“.
Dễ thấy, khi đi tìm câu trả lời cho những điều làm trẻ em hạnh phúc, người lớn cứ tìm những điều xa xôi mà không nhận ra, giải pháp đã nằm trong câu trả lời của chính các em: được vui chơi nhiều hơn, lựa chọn học thứ mình thích, có nhiều thời gian bên ba mẹ, được ba mẹ yêu thương…
Theo "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019" công bố, tỷ lệ cha mẹ hiểu các vấn đề lo lắng của con là chưa đến 30%. Chỉ số này cho thấy, các bậc phụ huynh chưa thực sự thấu hiểu con cái muốn gì, những gì thực sự phù hợp với con. Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) chỉ ra rằng có khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần và khoảng 3 triệu trẻ em cần được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tâm lý.
Theo Tiến sĩ Tô Nhi A, có độ vênh nhất định trong cách hiểu về hạnh phúc của cha mẹ và con cái.
“Ở độ tuổi tiểu học, chúng ta thấy mức độ cảm nhận về hạnh phúc của trẻ không phải là một con số lý tưởng. Trong các nghiên cứu, tỷ lệ trẻ không hạnh phúc lên tới 60%. Điều này đến từ rất nhiều lý do. Về tâm thế nuôi dạy con cái, tất cả phụ huynh đều muốn con mình hạnh phúc. Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản trong phương thức giáo dục gia đình, cũng như trong những chương trình học tập dành cho trẻ. Đặc biệt, những điều kiện để trẻ có thể tham gia vào các tình huống thực tế vẫn chưa phải là những điều kiện được thiết kế tốt. Đó là lý do cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam không ở chỉ số cao”.

Tiến sĩ Tâm lý học Tô Nhi A - Giảng viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF)
Tiến sĩ Tô Nhi A cho biết để đi tới một hạnh phúc bền vững, phụ huynh cần dành cho con nhiều điều hơn là sự đầu tư vào việc học hay áp lực thành công điểm số, vật chất.
“Thành công và thành tài là những cái chất liệu tạo nên hạnh phúc, không có nghĩa khi người ta thành công người ta sẽ hạnh phúc. Để một đứa trẻ hạnh phúc, ba mẹ còn phải quan tâm đến nguyện vọng của con: trên hành trình con đi chinh phục thành công cuộc sống, con có thuận lòng với điều đó không?”.
Mỗi đứa trẻ lớn lên hạnh phúc cần những hạt mầm yêu thương từ ba mẹ, để tuổi thơ con đầy ắp niềm vui và những điều ý nghĩa, để hành trang tới trường bớt nặng gánh áp lực và nỗi lo.
Đồng cảm với những người làm cha mẹ, mùa hè này, hành trình nuôi nấng những đứa trẻ có sự đồng hành của chiến dịch “Gieo yêu thương, Ươm mầm hạnh phúc” với sự chung tay của ba nhãn hàng Wall's, OMO và Lifebuoy từ công ty Unilever Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, Thạc sĩ tâm lý Tú Anh, cùng nhiều chuyên gia tâm lý hàng đầu; chiến dịch “Gieo yêu thương, ươm mầm hạnh phúc” sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh những cái nhìn mới về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con trẻ.
Cùng “Gieo yêu thương, Ươm mầm hạnh phúc” bước vào một hành trình hiểu con, hiểu mong muốn của mỗi đứa trẻ nhưng cũng là để hiểu chính mình trong những tháng ngày cùng con khôn lớn. Trong chiến dịch này, các nhãn hàng Wall’s, Lifebuoy và OMO từ công ty Unilever Việt Nam cùng phối hợp thực hiện Từ điển mini “Ươm mầm hạnh phúc”, mô phỏng các tình huống phổ biến mà các bậc cha mẹ thường dễ cư xử chưa khéo léo vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ và gợi ý các cách gieo nụ cười cho con. Bên cạnh đó, ba nhãn hàng cùng Zing tổ chức chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến (livestream) với sự tham gia của đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, Thạc sĩ tâm lý Tú Anh giúp giải đáp thắc mắc tận tình từ chuyên gia tâm lý để hiểu rõ về các vấn đề mà trẻ em có nguy cơ gặp phải và những lời khuyên hữu ích giúp con được phát triển toàn diện và an toàn về mặt tâm lý. Để thông điệp được lan tỏa hơn đến cộng đồng, chiến dịch “Gieo yêu thương, ươm mầm hạnh phúc” phối hợp với kênh truyền hình quốc gia VTV3 mang đến tập phát sóng đặc biệt với chủ đề “Nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc” trên chương trình “Vui sống mỗi ngày”, quen thuộc với hàng triệu phụ huynh với sự góp mặt diễn viên Tú Vi và Văn Anh. Đặc biệt, 2.000 hộp quà Ươm mầm hạnh phúc, trong đó gồm 3 cuốn sách Hít hà mùi đất nước, 1 phần quà học liệu trò chơi gia đình, 1 bộ trồng cây cho bé và 1 gel rửa tay Lifebuoy, được gửi đến hàng nghìn phụ huynh may mắn để cùng con vui chơi học tập khi tham gia chiến dịch cùng Unilever. Qua chiến dịch này, hơn 6.000 phần quà thiết thực cũng được trao đến trẻ em khó khăn trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. |