Unilever logo
Unilever Việt Nam

Bỏ túi ngay 10 cách trị ho tại nhà đơn giản lại hiệu quả

Ho là một triệu chứng phổ biến của bệnh về đường hô hấp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những biện pháp làm dịu cơn ho tại nhà đơn giản mà hiệu quả từ các nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm và an toàn. Cụ thể cách trị ho tại nhà ra sao? Cùng Cleanipedia tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

Mật ong gừng

Học ngay cách trị ho tại nhà bằng mật ong gừng

Cách trị ho tại nhà đầu tiên mà bạn có thể áp dụng chính là sử dụng mật ong gừng bởi các nguyên liệu này không những vừa dễ tìm, vừa mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe cổ họng. Một số mẹo trị ho bằng mật ong gừng bao gồm:

  • Uống nước ấm mật ong gừng

  • Ngậm mật ong gừng

Dùng chuối và mật ong để trị ho vô cùng hiệu quả

Chuối và mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cũng như có khả năng làm dịu cổ họng, long đờm. Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây để trị ho bằng chuối và mật ong:

  • Uống nước chanh chuối mật ong

  • Uống nước ấm chuối pha mật ong

  • Uống sinh tố chuối mật ong (chú ý không bỏ quá nhiều đá)

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách làm bánh chuối thơm ngon hấp dẫn tại nhà 

Uống ngay siro hành tím để cải thiện bệnh ho hiệu quả

Hành tím có thể được tận dụng làm siro như một cách trị ho tại nhà. Siro hành tím là một bài thuốc dân gian, mang đến tác dụng trị ho hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng cách làm siro hành tím sau đây:

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Nguyên liệu: 

  • 100g củ hành tím 

  • Mật ong

  • Rây lọc, chén sứ hoặc chén thủy tinh.

Cách làm:

  • Bóc vỏ hành tím ra rồi đem rửa sạch với nước.

  • Thái lát mỏng hành tím rồi cho vào chén.

  • Đem đi chưng cách thủy trong nồi trong vòng khoảng 7 - 10 phút đến khi bạn thấy hành đã chín và tiết ra nước.

  • Dùng rây lọc phần hành vừa chưng cách thủy để ép lấy nước cốt.

  • Pha thêm một ít mật ong vừa đủ (tùy theo khẩu vị của bạn) vào phần nước cốt hành tím này và khuấy đều.

Hành tím

Cách dùng: Dùng siro hành tím mật ong từ 2-3 lần/ngày để công dụng trị ho được phát huy hiệu nghiệm.

Cách trị ho tại nhà bằng cam nướng bạn không nên bỏ qua

Cam nướng là một bài thuốc dân gian có tác dụng trị ho hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Cam chứa nhiều vitamin C, carotene, protein và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn và làm long đờm. Khi nướng lên, cam sẽ phảng phất mùi thơm, vị ngọt, dễ ăn, từ đó làm dịu và thông cổ họng, giảm các cơn ho. 

>>> Xem thêm: Quế và cam - Nguyên liệu "khắc tinh" của mùi hôi khó chịu do nồm ẩm 

Trị ho bằng lê hấp đường phèn

Một trong những cách trị ho tại nhà phổ biến được nhiều người áp dụng từ rất lâu chính là hấp lê cùng đường phèn. 

Lê rất giàu vitamin C, carotene, protein và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, tiêu độc. Đường phèn có tính ấm, vị ngọt, có khả năng giải cảm, giảm đau, thông khí huyết. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm họng, cải thiện các cơn ho dai dẳng.

Hướng dẫn dùng tỏi cải thiện bệnh ho đúng cách

Tỏi là một loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị ho hiệu quả nhờ vị cay nồng và tính ấm, từ đó mang đến khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm ho và trừ đàm rất tốt.  Chưa kể, củ tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, ajoene, sulfur, sắt, canxi, vitamin A, B, C, D có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả hệ hô hấp. 

Bạn có thể nướng tỏi, ngâm tỏi với các nguyên liệu khác bao gồm mật ong, đường phèn, muối và uống hoặc ăn cho đến khi khỏi hẳn. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng tỏi đơn giản, dễ trồng tại nhà 

Trị ho bằng hẹ tại nhà đơn giản lại tốt cho sức khỏe

Hẹ cũng nằm trong danh sách những bài thuốc dân gian có khả năng điều trị ho một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hẹ có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm. 

Hẹ chứa nhiều vitamin C, K, các khoáng chất (magie, kali, phopho, canxi, folate) và chất chống oxy hóa. Loại rau này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ho. Bạn có thể uống nước lá hẹ hoặc hấp hẹ cùng mật ong và ăn dần để giảm bớt cảm giác khó chịu do cơn ho gây nên.

Trị ho bằng chanh chưng đường phèn

Chanh chưng đường phèn nằm trong danh sách trị ho dân gian đơn giản, hiệu quả và an toàn. Chanh chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đờm. Đường phèn mang đến tác dụng làm ấm cổ họng, giảm ho và sát trùng. 

Bạn hãy thử dùng chanh chưng đường phèn kết hợp với gừng hoặc tỏi để giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lại.

Chanh ngâm đường phèn

>>> Xem thêm: 30 Công dụng của chanh tươi với sức khỏe làm đẹp và cách dùng đơn giản

Phương pháp trị ho tại nhà bằng quýt ngâm đường phèn

Quýt ngâm đường phèn cũng là một cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn. Theo các chuyên gia, quả quýt chứa hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa rất cao, từ đó mang đến khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đờm. Thêm vào đó, đường phèn có lợi trong việc làm ấm cổ họng, giảm ho và sát trùng.

Cách trị ho bằng rau diếp cá đơn giản 

Rau diếp cá tuy không phải là loại rau yêu thích của nhiều người nhưng lại có công dụng trong việc trị ho, viêm họng, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác. 

Rau diếp cá có vị cay hơi chua, tính mát, tác động đến phế, can với công dụng giảm phù thũng, thông tiểu tiện, tiêu đờm, giải độc. Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, rau diếp cá có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng.

Với 10 cách trị ho tại nhà đơn giản ở trên, hẳn là bạn sẽ không còn quá lo lắng khi bệnh ho không mời mà đến. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên để theo dõi thêm những mẹo hay chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook  Youtube  Instagram  Pinterest  Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu