Unilever logo
Unilever Việt Nam

Bố mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị hen suyễn đúng cách?

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ hầu như đều có thể kiểm soát được và hiếm khi bùng phát nặng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan trong cách chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn. Thay vào đó, ba mẹ hãy nằm lòng ngay một số nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc cho con trẻ bị hen suyễn ngay dưới đây. Đây là những lời khuyên từ bác sĩ để giúp bạn có thể cải thiện được sức khỏe và sự phát triển của bé.

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

 chăm sóc trẻ bị hen suyễn đúng cách

1. Các tác nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ

Những người mắc bệnh hen suyễn thường có đặc trưng chung là khứu giác khá nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác động đến từ bên trong và ngoài cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy đâu chính là nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen suyễn. Các yếu tố như di truyền, ô nhiễm và vệ sinh đã từng được đề xuất nhưng thông qua nghiên cứu chúng vẫn chưa có đủ bằng chứng thuyết phục. 

Tuy không thể xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng bạn cũng nên nắm một số điều có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn khi chăm sóc cho trẻ bị hen:

  • Có triệu chứng dị ứng: dị ứng với thực phẩm, bệnh chàm ứng, sốt.

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh dị ứng

  • Bị viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ em.

  • Tiếp xúc với khói thuốc khi còn nhỏ

  • Phụ nữ mang thai hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ. 

  • Sinh non (trước 37 tuần) hoặc nhẹ cân

Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ bị hen, bạn cũng cần phải tránh để trẻ tiếp xúc hoặc mắc phải các tình trạng dưới đây. Đây là cái tác nhân khiến cho cơn hen suyễn kéo đến gây khó chịu cho bé:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm

  • Tránh xa phấn hoa phấn hoa, mạt bụi, lông động vật hoặc lông vũ, khói bụi và ô nhiễm

  • Mùi hương nồng khiến mũi dễ nhạy cảm.

  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen và aspirin

  • Cảm xúc cũng có thể khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện ở trẻ (bao gồm căng thẳng hoặc cười)

  • Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, không khí lạnh, gió, giông bão, nhiệt độ và độ ẩm

2. Cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Sau khi nắm được các tác nhân khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện ở trẻ, thì bạn có thể dễ dạng đưa ra biện pháp phòng ngừa cũng như giúp bảo vệ sức khỏe cho bé như tăng cường đề kháng cho bé khi giao mùa, bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy có rất nhiều điều cần phải lưu ý, nhưng bạn đừng vội nản lòng. Vì tìm hiểu càng nhiều, bạn sẽ dễ dàng đối phó với chúng và dần trở thành một phần trong thói quen khi chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn. 

2.1 Có kế hoạch theo dõi và kiểm soát bệnh

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Bạn nên có một kế hoạch để chăm sóc trẻ đúng cách và nhanh chóng. Kế hoạch này sẽ dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Từ thời điểm sử dụng thuốc cho trẻ đến phòng tránh các tác nhân gây bệnh cũng cần được ghi chép cẩn thận. Hoặc những việc cần làm giữa các đợt bùng phát, cũng như cách nhận biết và quản lý chúng nếu chúng xảy ra. Thực hiện kế hoạch này, bạn sẽ học cách chăm sóc trẻ bị hen chuẩn xác nhất.

2.2 Uống thuốc theo đúng chỉ định

Hầu hết trẻ em bị hen suyễn cần phải dùng thuốc. Một số là thuốc hàng ngày có tác dụng kiểm soát lâu dài để giữ cho mũi không bị kích thích. Những loại khác chỉ được sử dụng trong khi bùng phát để giúp mở đường thở. Các loại này thường là thuốc giảm đau nhanh. 

Tuỳ theo loại thuốc, chúng có thể được sử dụng ở dạng viên hay dạng xịt để đưa thuốc vào phổi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết loại thuốc nào con bạn cần và cách dùng thuốc.

2.3 Xác định và tìm ra tác nhân gây bệnh

Như đã đề cập bên trên, các tác nhân kích thích là những thứ có thể làm “phiền” đường thở và dẫn đến bùng phát bệnh hen suyễn. Hãy ghi nhớ một số các tác nhân này để giúp trẻ tránh xa chúng càng nhiều càng tốt. 

2.4 Sử dụng công cụ chẩn đoán

Một cách để giúp bạn dự đoán liệu cơn hen suyễn có bùng phát hay không chính là sử dụng các công cụ chẩn đoán hen suyễn. Ví dụ như nhật ký hen suyễn và máy đo lưu lượng đỉnh. Nhật ký sẽ giúp bạn theo dõi các triệu chứng hen suyễn của con và nhu cầu sử dụng thuốc. Từ đó, bạn có thể biết được các dấu hiệu mỗi khi xuất hiện cơn hen của con và chăm sóc con bị hen đơn giản hơn. 

Máy đo lưu lượng đỉnh là một công cụ cầm tay dùng để đo lường mức độ khí thổi ra khỏi phổi. Nó có thể cho biết liệu đường thở có bị hẹp và tắc hay không, và liệu con bạn có nguy cơ bị bùng phát hay không.

2.5 Nhận biết kịp thời các dấu hiệu phát bệnh

Sau khi con bạn đã xuất hiện một vài cơn hen suyễn, bạn có thể bắt đầu cảm nhận được khi nào cơn bùng phát sẽ xảy ra. Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể giúp bạn phát hiện ra một giờ hoặc thậm chí một ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng bắt đầu. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm bắt được các dấu hiệu của con mình và sẵn sàng điều chỉnh thuốc hoặc cho trẻ uống nếu cần.

2.6 Biết cách xử lý khi bệnh bùng phát

Nắm bắt được cái triệu chứng khi bệnh bùng phát luôn là chìa khoá để bạn có thể chăm sóc trẻ bị hen một cách hiệu quả và kịp thời. Bạn hãy quan sát con và luôn chuẩn bị sẵn thuốc cũng như các phương pháp khác để đối phó mỗi khi con cần. 

Trên đây là một số nguyên tắc mà ba mẹ cần lưu ý để chăm sóc cho trẻ bị hen một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy cố gắng quan sát con bạn và nắm được các dấu hiệu cũng như các điều cần tránh chính là chìa khóa để giúp bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Xem thêm >>

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu