1. Những nguyên liệu cần thiết để làm bánh chưng
Để có thể tìm được những nguyên liệu làm bánh chuẩn chỉnh nhất, trước hết bạn cần nắm được các nguyên liệu cần thiết để tạo nên chiếc bánh chưng. Một chiếc bánh chưng truyền thống sẽ bao gồm các nguyên liệu chính như lá dong để làm lớp vỏ cho bánh; sợi lạt để cố định chiếc bánh được đẹp mắt và vuông vức hơn; gạo nếp để tạo phần cốt bánh mềm dẻo; nhân bánh sẽ bao gồm đỗ xanh và thịt lợn. Những nguyên liệu tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng lại tạo nên được hương vị bánh chưng riêng biệt, đậm đà bản sắc Việt Nam.
2. Mẹo chọn nguyên liệu làm bánh chưng
Sau khi đã xác định được những nguyên liệu cần thiết, bạn cần nắm được những mẹo sau đây khi chọn lựa nguyên liệu để tạo được hương vị bánh chưng thơm ngon, dẻo bùi và đậm đà nhất.
Lá dong: Khi chọn lá dong, nên chọn lựa những lá không quá già cũng không quá non - hay còn gọi là lá dong bánh tẻ, loại lá này giúp việc gói bánh trở nên dễ dàng hơn. Lá quá già sẽ không tạo được mùi thơm cho bánh, lá quá non lại rất dễ bám dính vào bánh, rất bất tiện khi bóc vỏ. Thông thường một chiếc bánh chưng sẽ cần đến 4 lá dong, bạn nên lưu ý mua đủ số lượng lá nhé.
Sợi lạt: Sợi lạt chuyên dùng để gói bánh là lạt giang, có độ mềm, mỏng và độ dẻo vừa đủ. Mỗi chiếc bánh cần từ 2-4 sợi lạt để có thể cố định bánh chắc chắn và vuông vức nhất.
Gạo nếp: Tốt nhất bạn nên sử dụng loại nếp cái hoa vàng, đặc điểm là có hạt to tròn đều để cốt bánh được dẻo và thơm ngon. Nên lưu ý chọn những loại nếp có hạt đều và căng tròn, mới thu hoạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gạo nếp nương đặc trưng của Điện Biên, hương vị vẫn rất tuyệt.
Đỗ xanh: Chọn đỗ mới thu hoạch, ruột vàng, bở bùi, hạt tròn và mẩy.
Thịt ba chỉ: Thêm một mẹo để khiến nhân bánh ngon hơn là chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn. Tránh những miếng thịt quá nạc, sẽ khiến nhân bánh bị khô. Thịt quá mỡ khi ăn cũng sẽ rất nhanh ngán.
3. Cách sơ chế nguyên liệu để làm bánh chưng
Bạn đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh chưng chưa nào? Bây giờ chúng ta sẽ đến với công đoạn sơ chế, tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Nếu không biết cách sơ chế hay sơ chế sai cách, dù nguyên liệu có tươi ngon đến mấy cũng không thể cho ra chiếc bánh chuẩn vị.
Gạo nếp cho vào nước lạnh rồi ngâm qua đêm, hoặc ngâm từ 6-8 tiếng trước khi nấu. Sau đó vo sạch và bóp cùng một ít muối hạt.
Đỗ xanh ngâm trong nước lạnh khoảng chừng 2 tiếng. Tiếp đến vo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm một ít muối hạt và đồ chín. Khi đỗ xanh đã chín hẳn, đánh nhuyễn thật đều tay rồi vo thành từng nắm vừa tay.
Thịt ba chỉ rửa qua hai nước. Lúc đầu sử dụng nước muối loãng, sau đó mới rửa lại với nước sạch. Thịt thái miếng dày từ 1-2 cm, dài khoảng 5-6cm. Cho vào tô và ướp cùng một ít hạt tiêu và muối.
Rửa sạch hai mặt lá dong, dùng khăn khô lau thật sạch và để ráo nước. Dùng dao cẩn thận cắt dọc sống lá, lưu ý không nên cắt quá sâu để tránh làm rách lá, bánh sẽ không được ngon.
Nếu muốn bánh chưng có màu tươi và đẹp hơn, bạn có thể giã nhỏ lá riềng, trộn chung với gạo nếp khi nấu, mẹo này sẽ giúp cho bánh có màu xanh mướt từ vỏ cho đến nhân bánh.
Ngoài các mẹo chọn nguyên liệu và cách sơ chế nguyên liệu gói bánh chưng trên thì việc bảo quản bánh chưng được lâu ngày Tết cũng quan trọng không kém. Bạn hãy chú ý đến khâu bảo quản sau khi nấu này để có được những chiếc bánh chưng trọn vị trong ngày Tết nhé!
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Bánh chưng là món ăn tượng trưng cho người Việt chúng ta từ bao đời nay, thế nên những công đoạn khi nấu bánh chưng, từ chọn lựa cho đến sơ chế nguyên liệu, cũng phải thật cẩn thận và tỉ mỉ. Hơn nữa, những chiếc bánh chưng vuông vức đẹp mắt, khi dâng lên ông bà gia tiên, còn thể hiện được sự kính trọng của con cháu. Thế nên, Cleanipedia hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng những bí quyết trên có thể chọn ra những nguyên liệu làm bánh chưng chuẩn vị và tươi ngon nhất.
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.