Unilever logo
Unilever Việt Nam

Làm gì khi bé bị muỗi đốt sưng to có mủ? Tìm ngay lý do để phòng tránh

Bị muỗi đốt sưng to có mủ là tình trạng phổ biến mà bé thường gặp phải trong mùa mưa. Vậy đâu là cách xử lý vấn đề này hiệu quả? Cùng Cleanipedia khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đã cập nhật

Thời gian đọc: 5 phút

Bởi Đội Cleanipedia

 bị muỗi đốt sưng to có mủ

Những dấu hiệu nhận biết bé bị muỗi đốt sưng to có mủ

Khi đốt, muỗi sẽ có xu hướng tiết ra một loại chất gây ra phản ứng dị ứng, khiến vùng da xung quanh vết cắn sưng lên, tạo cảm giác ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Điều này là hết sức bình thường và khu vực da đó sẽ dần dần trở lại như cũ chỉ sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, với những nhóm người có làn da yếu ớt, nhạy cảm như trẻ em hay mắc hội chứng Skeeter, vết muỗi đốt thông thường cũng trở thành vết thương nghiêm trọng. 

Khi đó, nhóm người này sẽ có phản ứng dị ứng với loại protein trong nước bọt muỗi. Từ đó, vết cắn sẽ phát triển nặng hơn trong vài phút hoặc vài giờ cùng các triệu chứng như: 

  • Gây sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy.

  • Tạo mủ, đau nhức.

  • Nổi mụn nước.

  • Xuất hiện tình trạng sốt.

bị muỗi đốt sưng to có mủ

Những hậu quả khôn lường khi trẻ bị muỗi đốt sưng mủ 

Hầu hết các tình trạng bị côn trùng, đặc biệt là muỗi đốt không quá nguy hiểm mà chỉ có các biểu hiện quen thuộc là đau, ngứa và đỏ. Những điều này thường tự động hết trong vài giờ đồng hồ, tuy nhiên, với nhóm người nhạy cảm như trên thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn, không chỉ dừng lại ở việc bị muỗi đốt sưng to có mủ.

Lúc này, vết muỗi đốt có thể khiến một số vùng của cơ thể trở nên đau, khó chịu, thậm chí gây ra một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những tổn thương này sẽ kéo theo dị ứng toàn cơ thể, khó thở, sốt hoặc xấu nhất là gây ra sốc phản vệ. Nếu không cấp cứu hay điều trị kịp thời, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ phải đối mặt với:

  • Nhiễm trùng máu: Khi vết thương bắt đầu lan rộng, vi khuẩn có khả năng sẽ xâm nhập vào sâu bên trong da, gây ra suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng.

  • Mô tế bào bị viêm: Nhiễm trùng xâm nhập sâu bên trong, đặc biệt là mô dưới da có thể gây đau, buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt. 

  • Tủy xương bị viêm: Mủ chảy ra từ vết thương có thể gây cản trở lưu lượng máu chảy đến xương, khiến xương bắt đầu chết dần và gây nhiễm sang các phần khớp xung quanh. Ung thư da cũng có thể lấy cơ sở phát triển từ đây. 

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị muỗi đốt sưng to

Với các hậu quả phía trên, bạn cần lưu ý kỹ cách xử lý khi trẻ bị muỗi đốt sưng to có mủ nhằm ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra:

bị muỗi đốt sưng to có mủ

Bước 1: Vệ sinh vết cắn

Trước tiên, điều bạn cần ghi nhớ khi xử lý vết muỗi đốt đó là vệ sinh kỹ nhằm hạn chế việc vi khuẩn lan qua các vùng da khác. Tất cả những gì bạn cần làm là sử dụng nước sạch hay nước muối sinh lý để làm sạch vùng da này. 

Bước 2: Giảm ngứa

Chạm vào chỗ ngứa nhiều lần là thói quen của nhiều người khi bị muỗi đốt. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thay vì gãi mạnh, bạn có thể dùng đá chườm trên vết cắn ít nhất 5 phút là có thể cải thiện.

Bước 3: Giảm sưng

Bị muỗi đốt sưng to có mủ nên chuẩn bị một ít nước ấm kèm với khăn sạch. Tiếp theo, dùng chiếc khăn ấm đắp lên khu vực bị sưng trong khoảng 10 phút sẽ giúp quá trình lưu thông máu được đẩy nhanh. Vết sưng to sẽ thuyên giảm và hạn chế tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Bước 4: Ngăn ngừa sẹo, chống viêm

Nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành sẹo, bạn hãy nhớ sử dụng cho trẻ thuốc kháng viêm và kem chống sẹo. Sau khi thực hiện hoàn tất 3 bước ở trên, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế triệu chứng sưng to hay cả mẩn đỏ, sẹo từ đó cũng không có cơ hội hình thành. 

Bỏ túi ngay các cách phòng tránh côn trùng hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng bị muỗi đốt sưng to có mủ thì phòng ngừa bao giờ cũng hơn chữa trị. Khi đó, bạn cần lưu ý các phương pháp ngăn ngừa côn trùng như: 

  • Đóng kín cửa vào ban đêm, dùng lưới ngăn côn trùng để hỗ trợ.

  • Hạn chế dùng ánh sáng trắng trong nhà vào buổi tối, ưu tiên đèn vàng để không thu hút côn trùng.

  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng sản phẩm có khả năng ngăn ngừa côn trùng.

  • Dùng sản phẩm ngăn ngừa côn trùng trên da.

  • Mặc quần áo dài tay, hạn chế đồ tối màu.

  • Trang bị túi ngủ, màn.

  • Sử dụng các loại tinh dầu thơm như chanh sả, quế, bạc hà.

  • Phát quang khu vực rậm rạp, chứa nhiều nước xung quanh nhà.

>>> Xem thêm:

Bị muỗi đốt sưng to có mủ sẽ không còn khiến bạn lo lắng nữa với các phương pháp xử lý phía trên. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để có thêm nhiều mẹo hay ho trong việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình nhé. 

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu