Unilever logo
Unilever Việt Nam

Dị ứng viêm da tiếp xúc là gì? Nhận biết và chữa trị viêm da tiếp xúc đúng cách

Dị ứng da tiếp xúc là một dạng của dị ứng, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy dị ứng viêm da tiếp xúc là gì? Cách nhận biết và điều trị thế nào hiệu quả nhất? Cleanipedia sẽ giải đáp những câu hỏi này của bạn cụ thể qua bài viết sau đây.

Đã cập nhật

Bởi Đội Cleanipedia

Da tay bị khô bong tróc có cần đến bác sĩ da liễu?

Dị ứng viêm da tiếp xúc là gì?

Dị ứng da tiếp xúc là dạng viêm da do dị ứng hoặc những chất gây kích ứng. Khi bị dị ứng da viêm da tiếp xúc người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu. Màu sắc của da thay đổi từ những nốt ban đỏ bọng nước bị loét trên bàn tay hoặc vị trí bề mặt da tiếp xúc. Có thể chẩn đoán bệnh qua khám lâm sang, bệnh sử tiếp xúc và thử nghiệm áp da.

Viêm da tiếp xúc dị ứng có nguy hiểm không?

Vậy dị ứng da tiếp xúc có nguy hiểm không?  Mức độ nguy hiểm của dị ứng da còn tùy theo vào mức độ độ cụ thể. Thông thường, với những phản ứng do viêm da dị ứng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây tổn thương như: 

  • Khô và ngứa da: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu kéo dài âm ỉ. Bề mặt da bị mất nước, khô và bong tróc. 

  • Nổi ban ngoài da: Nhiều trường hợp da bị dị ứng còn xuất hiện những nốt phát ban trên da kèm theo ngứa ngáy, nổi mề đay. Vị trí tổn thương chủ yếu ở mặt, đầu gối và khuỷu tay. 

Như vậy, dị ứng da tiếp xúc với dấu hiệu thông thường sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu gặp biến chứng sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng  sẽ rất nguy hiểm và cần được can thiệp sớm. Mặc dù biến chứng không quá nguy hiểm nếu được chữa trị sớm, nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. 

Tham khảo: Phòng ngừa dị ứng như thế nào mới hiệu quả?

Những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc 

Dưới đây là những triệu chứng dị ứng da tiếp xúc phổ biến nhất, giúp bạn dễ dàng nhận biết được căn bệnh này:

  • Da bị nổi mẩn đỏ và có hiện tượng lở loét, rỉ nước. 

  • Nổi mề đay kèm theo ngứa ngáy khó chịu. 

  • Da bị khô quá mức gây bong tróc, nứt nẻ hoặc có vảy. 

  • Một số trường hợp làn da bị sần sùi hoặc màu sạm đen. 

  • Cảm thấy bỏng rát da. 

  • Ngứa ngáy dữ dội. 

  • Làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. 

  • Da bị phồng rộp.

Xem thêm: Có phải viêm da tiếp xúc là bị dị ứng không?

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc 

Vậy cách điều trị dị ứng da tiếp xúc như thế nào hiệu quả nhất? Trước hết cần xác định được nguyên nhân và tình trạng dị ứng cụ thể. Căn cứ vào đó sẽ có phương pháp điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả nhất. Khi phát hiện bệnh, đầu tiên cần tránh xa tác nhân gây dị ứng và không nên gãi ngứa, vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Nếu thấy có dấu hiệu của nhiễm trùng, trước hết cần đi khám da liễu để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp nhất. Để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do dị ứng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ vị trí da bị dị ứng với nước sạch và có thể đắp khăn lạnh để giảm ngứa. 

  • Thoa kem mỡ nếu da bị khô, bong tróc.

  • Trong trường hợp da bị dị ứng ở mức độ nhẹ, có thể dùng kem có chứa thành phần Hydrocortisone.

  • Có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc dạng uống chứa Histamin. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào người bệnh cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.

>> Xem thêm: 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về dị ứng viêm da tiếp xúc 

Dị ứng do tiếp xúc do đâu?

Phải kể tới những tác nhân gây dị ứng thường gặp như: Mỹ phẩm, trang sức có chứa Niken, mỹ phẩm, thuốc điều trị có thành phần gây kích ứng…

Có mấy loại viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc có hai loại gồm: Viêm da tiếp xúc dị ứng do hệ miễn dịch của cơ thể và viêm da tiếp xúc kích ứng do tác động từ môi trường bên ngoài.

Phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc như thế nào?

Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da an toàn, không mùi. Dùng kem dưỡng ẩm vào mùa đông, hanh khô, tránh các loại chất tẩy rửa mạnh và nên mặc quần áo dài khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.  Dị ứng da tiếp xúc mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên nếu thấy có những triệu chứng dị ứng nặng như sốt cao, ho, khó thở hoặc ngứa khắp cơ thể, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị sớm. 

Xuất bản lần đầu