Thức ăn thô là gì?
Vậy thức ăn thô là gì? Đây là chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm chưa chế biến, chưa được nấu chín. Một số phương pháp ăn thô phổ biến nhất hiện nay gồm: Ngâm chua, muối lên men, xay sinh tố, ép nước hoặc phơi khô...
Thức ăn thô được chia thành 3 loại chính gồm:
Ăn thô thuần chay không có nguồn gốc động vật.
Chế độ ăn thô chay không có động vật, cá nhưng có sản phẩm từ sữa và trứng.
Chế độ ăn tạp thô có thể ăn cả động và thực vật nhưng ăn sống, chưa chế biến.
Ăn thô là chế độ ăn uống lành mạnh được nhiều người lựa chọn hiện nay, vì giúp bảo toàn được hàm lượng enzyme tự nhiên và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
>> Tham khảo: Ăn thô là gì? Công dụng, Ưu nhược điểm của ăn thô

Có nên áp dụng chế độ ăn thô?
Khi biết được thức ăn thô là gì rồi, nhiều người cũng thắc mắc không biết có nên áp dụng chế độ ăn này hay không? Câu trả lời là có, vì chế độ ăn thô có những công dụng tuyệt vời như:
Thức ăn thô chưa qua chế biến sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng có lợi và hạn chế ăn vặt, có công dụng giảm cân hiệu quả.
Lựa chọn chế độ ăn thô với nhiều rau củ và trái cây còn giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp hạn chế hấp thu natri, ổn định đường huyết. Vì vậy giúp giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ, chống loãng xương, giảm ung thư dạ dày và bệnh thận.
Thực phẩm thô ít sử dụng các chất bảo quản giúp kiểm soát tiểu đường và phòng tránh tăng huyết áp.
Các loại khoáng chất, vitamin có từ rau củ, trái cây còn giúp bạn có làn da tươi sáng và căng mịn.

Gợi ý thực đơn ăn thô cho người mới bắt đầu
Nếu bạn mới áp dụng chế độ ăn thô, thì có thể tham khảo gợi ý thực đơn ăn thô cho người mới bắt đầu dưới đây:
Thực đơn ăn thô cho bé
Thực đơn ăn thô cho bé rất đa dạng, các mẹ có thể lựa chọn cho bé theo gợi ý sau:
Các loại ngũ cốc khô, bánh ăn dặm giúp tăng cường khả năng tự ăn.
Trái cây mềm giúp bé cảm nhận được hương vị của từng loại trái cây.
Rau chín mềm bằng cách luộc hoặc hấp bổ sung vitamin và chất xơ.
Bơ chín với nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho trí não của bé.
Mì ống hoặc nui là thực phẩm ăn thô không thể thiếu được cho bé.
Các loại hạt đậu hầm chính giàu protein thực vật như: Đậu cúc, đậu đen, đậu gà...
Các mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây:
Bữa sáng: Mì ống hoặc ngũ cốc trộn sữa tươi + 1 cốc sữa
Bữa phụ: 1 cốc sinh tố bơ
Bữa trưa: Cháo ngũ cốc + trái cây mềm tráng miệng
Bữa tối: Cơm nát + rau luộc + trứng vụn + trái cây

Thực đơn ăn thô cho người lớn
Sau khi giải đáp được thắc mắc thức ăn thô là gì, bạn cũng có thể tham khảo thực đơn ăn thô dành cho người lớn dưới đây:
Bữa sáng:
Ăn thô với các loại hạt hoặc ngũ cốc chưa qua chế biến như: Yến mạch, hạt óc chó, hạt chia... kết hợp cùng sữa chua không đường và trái cây.
Các loại trái cây tươi.
Hạt chia, bí đỏ hoặc pha các loại hạt với nước cốt dừa.
Ăn nhẹ:
Sinh tố rau xanh và trái cây.
Trái cây sấy hoặc trái cây chín.
Nước ép trái cây.
Bữa trưa và bữa tối:
Salad trái cây + rau củ + các loại hạt
Bánh tráng cuốn rau củ + đậu phụ + rau xanh và sốt chấm từ mật ong.

Lưu ý khi bắt đầu chế độ ăn thô
Để áp dụng chế độ ăn thô đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn thô không gây hại trong thời gian đầu. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây thiếu hụt các loại vitamin, calo và khoáng chất không tốt cho sức khỏe.
Người có hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh mãn tính, người già, trẻ nhỏ và bà bầu không nên áp dụng chế độ ăn thô, vì đồ ăn tươi sống không đảm bảo sức khỏe.
Nếu áp dụng chế độ ăn thô thấy có bất thường, bạn nên đi khám sức khỏe để được tư vấn kịp thời.
Đa dạng các loại rau củ và trái cây, thực phẩm sống và chín để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được thức ăn thô là gì và xây dựng cho mình chế đôn ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe nhé!
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.